Đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh

Dạy thực và học thực là bản sắc của Trường phổ thông Đông Đô. Điều đó đòi hỏi người thầy phải có sự đổi mới thực sự trong phương pháp dạy, đáp ứng đúng yêu cầu đũi hỏi đổi mới của sách giáo khoa mới và từ đó giúp cho người học hứng thú thực sự với việc học tập và nâng cao khả năng tự học. Để dạy thực và học thực có hiệu quả cần thực hiện những điều cụ thể trong giờ học và ngoài giờ học.

Trong giờ học

Đổi mới phương pháp dạy và học là phải lấy học sinh làm trung tâm, người giáo viên cần phải cụ thể hóa nội dung từng tiết học dựa vào trình độ cụ thể của từng lớp, thực hiện phương châm dạy theo trình độ của của học sinh để tiết học có hiệu quả thực sự.

Coi trọng khâu kiểm tra kiến thức đó được học nhưng không có nghĩa là đầu giờ phải kiểm tra  bài cũ như chúng ta vẫn thực hiện theo phương pháp cũ trước đây vì như vậy sẽ dễ gây ức chế tạo áp lực nặng nề cho một số học sinh bị kiểm tra dẫn đến việc tiếp thu bài mới của học sinh không hiệu quả, chỳng ta có thể kiểm tra học sinh vào bất cứ thời gian nào phù hợp trong tiết học và luôn luôn thay đổi dạng bài tập kiểm tra để tối đa hóa cả lớp cùng tham gia kiểm tra.

Nghiêm khắc nhưng sẵn sàng giúp đỡ học sinh. Quan tâm nhiều đến hai đối tượng thật kém và thật khá.

Tuyệt đối không chỉ trích phê bỡnh nặng lời khi học sinh núi  sai, núi  khụng đúng mà phải luôn luôn khích lệ học sinh đúng lúc kịp thời.

Kiểm tra vở ghi và vở bài tập thường xuyên tạo cho học sinh thói quen chuẩn bị bài trước khi tới lớp và tự ghi chép trong giờ học.

Giải thích các vấn đề đưa ra một cách ngắn gọn, súc tích, động viên học sinh tham gia xây dựng bài, cố gắng giúp các em hỡnh thành thúi quen tự đưa ra vấn đề và giải quuyết vấn đề, tự học và tự nghiên cứu.

Hướng dẫn các em cách tra từ điển để có thể tự học từng phần cụ thể như cách học từ mới, cỏch học ngữ phỏp, cỏch học ngữ õm, và cỏch làm bài tập trắc nghiệm.

Yêu cầu các em chuẩn bị trước bài sắp học để nắm bắt  được nội dung chính của bài cần học, giúp các em hiểu bài nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian giảng bài và giành nhiều thời gian cho việc thực hành.

Tăng cường cho các em hoạt động theo cặp và nhóm để tạo điều kiện cho nhiều học sinh có cơ  hội được nói, được thể hiện, đặc biệt là đối với học sinh kém, giúp họ trở nên tự tin hơn, không mặc cảm khi trỡnh bày quan điểm và có nhiều cơ hội học hỏi những bạn khá hơn.

Người thầy luôn phải công bằng đúng mức với tất cả học sinh trong lớp.

Nên cho học sinh làm bài kiểm tra nhiều hơn quy định để các em thực hành được nhiều hơn và có cơ hội gỡ điểm.

Trong giờ học cần phải bao quát lớp, để ý nhiều hơn đến số học sinh yếu kém, nắm bắt tâm lý hiểu cá tính, điểm mạnh điểm yếu của từng học sinh để các em thấy thoải mái, không bị căng thẳng trong giờ học.

Người thầy cũng cần phải đầu tư nhiều hơn về giờ giảng bằng cách bổ sung thêm vào nội dung của bài học những vần thơ, bài hát hay đang được ưa chuộng, những câu chuyện cười bằng Tiếng Anh để các em thấy yêu thích hơn môn tiếng Anh.

Sử dụng tối đa và có hiệu quả các phương tiện nghe nhỡn để kích thích sự hứng thú học tiếng Anh trong giờ học của học sinh.

Ngoài giờ học

1. Tạo điều kiện cho các em tham gia nhiều hơn nữa vào các hoạt động ngoài giờ do nhà trường tổ chức như: dạ hội  hay giao lưu Tiếng Anh trong phạm vi khối lớp hoặc cấp trường.

2. Nờn cú khẩu hiệu hoặc cõu chõm ngụn hay bằng Tiếng Anh trong phạm vi khối lớp học hoặc các khu vực khác trong trường để tạo môi trường Tiếng Anh.

3. Nờn thành lập cõu lạc bộ Tiếng Anh, câu lạc bộ người yêu thể thao…để các em có cơ hội bộc lộ năng khiếu của mình, giúp các em gần gũi thầy cô, bạn bè hơn, yêu trường, và yêu lớp hơn.

Kết luận

Cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động, là phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo; bồi dưỡng năng lực tự học, kỹ năng vận dụng vào thực tiễn. Phương pháp dạy học phải phù hợp với đặc điểm của từng lớp học sinh; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Tích cực tận dụng công nghệ mới, khắc phục lối dạy truyền thống truyền thụ một chiều những kiến thức có sẵn. Phát huy năng lực tự học của học sinh nhưng không được sao nhãng vai trò của người thầy là phải bám sát mục tiêu giáo dục sao cho phù hợp với việc đổi mới dạy và học đem lại hiệu quả cao nhất. Phải luôn chiêm nghiệm một triết lý nổi tiếng về phương pháp: “Thầy giáo tồi truyền đạt chân lý, thầy giáo giỏi dạy cách tìm ra chân lý. Phương pháp tốt là làm đơn giản hoá những phức tạp, phương pháp tồi là làm phức tạp hóa những đơn giản”.

Nhà giáo Đinh Thị Bích Liên (Chủ nhiệm Bộ môn Tiếng Anh)