KỶ NIỆM 84 NĂM THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930 – 3/2/2014)

NHỮNG NĂM NGỌ TRONG CUỘC ĐỜI HOẠT ĐỘNG

CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

NGƯT Phan Kế Trần

 

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo...

(Việt Bắc - Tố Hữu)

 

Từ năm 1890, năm sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đến năm 1990 là tròn một thế kỷ - một trăm năm.

Cuộc đời Bác nối hai thế kỷ: thập niên cuối thế kỷ XIX và 69 năm của thế kỷ XX. Trong 79 năm đó, theo lịch cổ truyền đã có 7 năm Ngọ và nếu tính đến năm 1990 thì có tới 9 năm Ngọ. Trong 9 năm Ngọ đó có 7 năm Ngọ đã in những dấu ấn lịch sử liên quan đến cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta.

1. Năm Bính Ngọ 1906.

Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, Bác Hồ của chúng ta sau này) cùng anh trai là Nguyễn Sinh Khiêm (Nguyễn Tất Đạt) theo cha là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy) vào Kinh đô Huế, học tại trường Tiểu học Pháp - Việt tỉnh Thừa Thiên, sau đó vào học trường Quốc học Huế từ năm 1906 đến năm 1909.

2. Năm Mậu Ngọ 1918.

Sau nhiều năm bôn ba, Nguyễn Tất Thành về Pari, thủ đô nước Pháp (1917). Cuối năm 1918 - Mậu Ngọ, Nguyễn Tất Thành được kết nạp vào Đảng Xã hội Pháp, khóa đảng viên của “thế hệ lửa đạn”. Đảng Xã hội Pháp lúc đó là tổ chức duy nhất  bênh vực quyền lợi cho nhân dân thuộc địa.

3. Năm Canh Ngọ 1930

Ngày 03/02/1930 với cương vị là phái viên của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị các đại biểu hợp nhất các tổ chức Cộng sản ở Việt Nam tại Cửu Long - Hương Cảng, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

4. Năm Nhâm Ngọ 1942.

Trong cuộc đời hoạt động của mình, Nguyễn Ái Quốc đó cá nhiều tên gọi. Đến năm 1942 (Nhâm Ngọ) Người lấy tên là Hồ Chí Minh. Năm 1942, Chủ tịch Hồ Chí Minh có rất nhiều hoạt động, chú trọng nhất là công tác tuyên truyền vận động cách mạng. Người đó viết thơ Chúc năm mới (ngày 01/01/1942) và 11 bài thơ ca khác. Đặc biệt có tập Lịch sử nước ta, diễn ca lịch sử bằng thể lục bát 208 câu, ngoài ra còn có mục “Những năm quan trọng” gồm 30 sự kiện. Đặc sắc nhất là sự kiện cuối cùng ghi: Năm 1945 Việt Nam độc lập. Tập Lịch sử nước ta do Việt Minh tuyên truyền Bộ xuất bản tháng 2 năm 1942. Câu sau đây mở đầu tập diễn ca này: 

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

 

Theo một số nhà nghiên cứu, ngoài Lịch sử nước ta, trong thời gian này Chủ tịch Hồ Chớ Minh còn viết Địa dư nước ta cũng theo thể lục bát.

Cũng trong năm Nhâm Ngọ - 1942, Chủ tịch Hồ Chí Minh đó gặp một cái “hạn” lớn là: “Với tư cách là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam sang liên lạc với các lực lượng cách mạng ở Trung Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bị chính quyền địa phương của bọn phản động Tưởng Giới Thạch bắt giữ từ ngày 29 - 8 - 1942, giải qua hơn 30 nhà tù của 13 huyện ở tỉnh Quảng Tây đến ngày 13 - 9 - 1943 mới được trả lại tự do. Trong thời gian này Người đó viết tập thơ nổi tiếng bằng chữ Hán gồm 113 bài là Nhật ký trong tù(theo Hồ Chí Minh toàn tập - NXB Sự Thật - 1983).

5. Năm Giáp Ngọ 1954

Đầu năm mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh làm thơ Chúc Tết Giáp Ngọ, có câu:

“Quân và dân ta nhất trí kết đoàn,

          Kháng chiến, kiến quốc nhất định hoàn toàn thành công”

Trước khi ta mở chiến dịch tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, Người đó ba lần gửi thư, điện cho cán bộ và chiến sỹ ở mặt trận.

Bộ chỉ huy mặt trận Điện Biên Phủ họp ngày 14/1/1954 đưa ra kế hoạch tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ theo phương châm “Đánh nhanh giải quyết nhanh” 3 đêm 2 ngày. Nhưng sau đó chuyển sang “Đánh chắc, tiến chắc” và đó toàn thắng sau 55 ngày đêm chiến đấu kiên cường.

Khi nói về quyết định lịch sử này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bí thư Đảng ủy mặt trận Điện Biên Phủ kiêm Tư lệnh, Chỉ huy trưởng chiến dịch - cho rằng: “Cơ sở để có quyết định đó chính là tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh cùng với sự chỉ đạo tài tình của Người, đó là “Phép dùng binh phải thiên biến vạn hóa…”, “Tướng quân tại ngoại, toàn quyền quyết định, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”.

Sau thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đó gửi thư khen bộ đội, dân công, thanh niên xung phong, đồng bào Tây Bắc và gửi thư tới toàn thể cán bộ, chiến sỹ ở mặt trận Điện Biên Phủ. Người còn làm thơ Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ ngày 12/5/1954, có câu:

 

“Thế là quân ta đã toàn thắng

Quân ta vui hát khải hoàn ca”

Ngày 19/9/1954, tại Đền Hùng - Phú Thọ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đó gặp gỡ và nói chuyện với cán bộ và chiến sỹ Đại đoàn quân Tiên phong (Sư đoàn 308) trước khi bộ đội về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Người căn dặn: 

“Các Vua Hùng đã có công dựng nước

        Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

6. Năm Bính Ngọ 1966.

Đã thành lệ, cứ đến đầu năm mới Chủ tịch Hồ Chí Minh lại làm thơ đón mừng Xuân và chúc Tết đồng bào cả nước. Và cũng đã thành lệ, trong giờ phút đón giao thừa, người người trong nhà nhà cùng nhau quây quần bên rađiô để lắng nghe thơ Bác. Trong Thơ mừng Xuân 1966 (Bính Ngọ), Bác viết:

     “Giặc Mỹ leo thang ngày càng thua nặng

      … Chống Mỹ cứu nước ta nhất định thắng”.

Cũng trong năm 1966 Bác ra Lời kêu gọi đồng bào và chiến sỹ cả nước (ngày 17/7/1966), trong đó có đoạn: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.

7. Năm Canh Ngọ 1990.

Vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/1990), Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đó quyết định tổ chức hội thảo quốc tế về Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam.

Năm 1990 vào dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 45 năm ngày thành lập Nước, đó xuất bản Hồ Chí Minh toàn tập và khánh thành Bảo tàng Hồ Chớ Minh.

Vó câu gõ nhịp rộn đường hoa,

Vọng nghe lời Bác dặn thiết tha…

Xã tắc, sơn hà dân là gốc

Xuân vui hạnh phúc khắp muôn nhà.

 

 

NĂM NGỌ NÓI CHUYỆN NGỰA

                                                                                       Thạc sỹ Võ Quốc Hiển

Ngựa là con vật tượng trưng của các bộ lạc du mục, góp phần hình thành nền văn hóa mang tính du mục. Khi nói đến ngựa, người ta liên tưởng ngay đến các đặc điểm: về hình dáng: tuấn mã; về phong thái: hùng dũng, hiên ngang;  về tốc độ: nhanh và bền; về âm thanh: tiếng ngựa thét (hí) vang trời, tiếng vó ngựa phi rộn rã.

Ngựa trở thành một đề tài quen thuộc xuất hiện trong nhiều lĩnh vực: Lịch sử, quân sự, văn học, hội họa, điêu khắc, phong thủy - kiến trúc.

Vẻ hào hùng của những con tuấn mã là biểu tượng gắn với sự nghiệp của các vị tướng lĩnh, các vị anh hùng dân tộc của nhiều  nước như Piốt Đại đế, Thành Cát Tư Hãn, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Chủ tịch Hồ Chí Minh (với hình ảnh đẹp như tiên: Ung dung yên ngựa trên đường suối reo), Đại tướng Võ Nguyên Giáp...

1. Nguồn gốc của Ngựa:

Tổ tiên nhà Ngựa có mặt ngay từ khi động vật có vú xuất hiện trên Trái Đất, tên khoa học là Hyracotherium. Ngựa (Equus Caballus) là một phân loài động vật thuộc bộ Guốc lẻ, một trong 8 phân loài còn sinh tồn cho tới ngày nay của họ Equidae. Ngựa đã trải qua quá trình tiến hóa từ 45 đến 55 triệu năm  để từ một dạng sinh vật nhỏ như một con cáo với chân nhiều ngón trở thành dạng động vật lớn với chân một ngón và nặng cả tấn.

Ngựa được thuần dưỡng đầu tên ở vùng Trung Á, rồi đến Trung Quốc và một số nước khác ở Viễn Đông. Vào khoảng 2000 năm trước Công nguyên, ngựa được dùng trong chiến trận để đi săn và lấy sức kéo. Ngựa thông minh, có khả năng nhớ chủ cũ và nhớ đường rất tốt. Có những lúc họ hàng nhà ngựa gần như tuyệt chủng. Những giống ngựa tốt đã được chọn lọc gây lại và phục vụ loài người.

2. Sinh sản:

Ngựa cái giao phối với ngựa đực vào mùa xuân sinh con ra vào năm sau khi có nhiều cỏ tươi. Ngựa cái mang thai kéo dài khoảng 335-340 ngày, đủ để cho nó tạo ra một ngựa con khỏe mạnh, phát triển tốt. Ngựa thường sinh một (rất hiếm khi sinh đôi); ngựa con có thể đi lại được chỉ sau khi sinh một giờ và chẳng bao lâu sau có thể theo kịp bước chân cả đàn. Ngựa bốn tuổi được coi là ngựa trưởng thành, mặc dù chúng tiếp tục phát triển bình thường cho đến khi sáu tuổi.

Giao phối chéo: Các loài khác nhau của họ ngựa có thể tạp giao mặc dù con non sinh ra nói chung là vô sinh (bất thụ). Một số con lai trong họ Equidae: La, con lai giữa lừa đực và ngựa cái, là dạng con lai phổ biến nhất trong họ ngựa và nổi tiếng vì khả năng dẻo dai, chịu đựng khó khăn. Ngoài ra, Hinny (Bac đô) - con lai giữa lừa cái và ngựa đực; Zony - con lai giữa ngựa vằn và ngựa Pony...

Nhân bản vô tính:Ngày nay kỹ thuật nhân bản vô tính đã thành công ở ngựa để người ta có thể hy vọng nhân bản được những giống ngựa đua nổi tiếng trở thành vô địch trong tương lai của  môn thể thao thuộc loại lâu đời nhất của nhân loại.

3. Tập tính của ngựa:

 Thông tin cơ bản: Trung bình loài ngựa sống khoảng 25 đến 30 năm, có khi đạt đến 62 năm. Ngựa cao từ 1m20 đến 1m75, có giống ngựa lùn cao 1m, trong đó loài ngựa của Anh  cao nhất: từ 1m75 đến 1m90, nặng hơn 1 tấn. Được ăn đầy đủ, ngựa có thể đi 80 - 100km/ngày, trong 3 đến 4 tháng ròng.

Những trận đấu trước giao phối của loài ngựa: Đó là một nghi thức không thể thiếu của loài ngựa, quen sống trong  đàn khoảng 200 con, trong đó những con đực phải chiến đấu để bảo vệ bạn tình của mình khỏi những kẻ ve vãn khác. Kết quả là con đực thắng cuộc sẽ giành được quyền giao phối với đối tác, mà không chỉ với một mà có hẳn một "hậu cung" đông đảo từ 8 tới 9 con, đảm bảo khả năng di truyền của nó là cao nhất. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc nó sẽ phải không ngừng chiến đấu để ngăn chặn những con đực khác tìm cách đòi được chia sẻ mỹ nữ của nó.

Tập tính ngủ đứng của ngựa:Thói quen này do di truyền lại từ tổ tiên ngựa hoang. Những con ngựa hoang sống trên thảo nguyên, trong thời xa xưa vừa là đối tượng săn bắt của loài người, vừa là món ăn của các loài thú dữ như hổ, báo, chó sói, sư tử. Ngựa không giống như trâu rừng có thể dùng sừng để quyết đấu mà biện pháp duy nhất là bỏ chạy để thoát thân - tam thập lục kế tẩu vi thượng sách... Do đó, cả đêm lẫn ngày, chúng chỉ dám đứng ngủ và luôn dùng đôi tai và mũi rất thính của mình để đề cao cảnh giác. Ngựa nhà được thuần hóa từ ngựa hoang nên thói quen ngủ đứng của nó vẫn giữ được đến ngày nay.

Tập tính tự vệ của ngựa: Khi bị săn đuổi, ngựa vằn sẽ nhảy theo đường zích zắc khiến kẻ thù khó có thể chồm tới để vồ chúng. Còn khi  bị dồn đến bước đường cùng, ngựa vằn sẽ không ngần ngại chồm lên phía trước tung vó đá, thậm chí cắn kẻ đang săn đuổi mình.

Tập tính đồng loại: Ngựa nhận ra nhau qua tiếng hí, giống như người ngựa có khả năng xây dựng mối liên hệ giữa hình ảnh và âm thanh để nhận ra những con cùng đàn.

4. Ngựa với đời sống con người:

Ngựa dùng trong chiến đấu: Ở phương Đông khoảng 2000  năm TCN ngựa được dùng để kéo chiến xa. Vào khoảng 1000 năm TCN ngựa được dùng để làm ngựa chiến, các hiệp sĩ châu Âu rất ưa chiến đấu trên lưng ngựa đực còn các kị binh Ả Rập lại dùng ngựa cái vì ngựa cái phi êm, không hay đòi ăn, dễ phục kích kẻ địch vì chúng không hay hí. Chắc hẳn chúng ta còn nhớ một thời vó ngựa của đế quốc Nguyên Mông đứng đầu là Thành Cát Tư Hãn đã tung hoành chinh phục gần như toàn bộ vùng đất Á - Âu.

Ngựa trong thông tin liên lạc: Phi nước kiệu là kiểu vận chuyển rất nhanh của ngựa, kỉ lục chạy nhanh nhất trong cự li 150m là 60km/giờ.

Ngựa trong săn bắn: Đi săn bằng ngựa là kiểu săn được nhiều nước trên thế giới nhất là  nước Anh ưa chuộng.

Ngựa trong nghi lễ: Đội kị binh của Hoàng gia Anh với các kị sĩ mặc đại lễ oai phong trên mình ngựa là một biểu tượng đẹp khi có những sự kiện trọng thể của đất nước.

Ngựa trong cày kéo: Giống ngựa kéo được nhiều nước ở Châu Âu thuần hóa dùng để chở hàng và cày cấy.

Ngựa trong ẩm thực và dược phẩm: Món thịt ngựa là món khoái khẩu và bổ dưỡng của đồng bào dân tộc các tỉnh biên giới phía Bắc; cao ngựa bạch rất có giá trị trong việc chữa bệnh xương khớp với người  cao tuổi.

Ngựa xiếc: Khi biểu diễn, nó có thể nhảy theo điệu nhạc, đi thăng bằng ở hai chân trước, khéo léo đi trên một quả cầu lớn.

Ngựa cứu chủ: Bạn đọc Tam Quốc diễn nghĩa chắc nhớ mãi một chi tiết con ngựa Đích Lư như thần mã đã tung vó bay qua suối Đàn Khê sâu và rộng để cứu chủ của mình là Lưu Huyền Đức khi bị truy sát.

Con ngựa thành Tơroa: Là điển tích về sự mưu trí, để hạ được một thành lũy bất khả xâm phạm của các chiến binh La Mã.

Đua ngựa: Đua ngựa là môn thể thao quý tộc được ưa chuộng ở nhiều nơi trên thế giới (Châu Âu, Mông Cổ, Việt Nam) hay cưỡi ngựa đấu thương, chơi Polô.

Ngựa trong nghệ thuật thứ 7: Giải thưởng điện ảnh Kim Mã là giải thưởng danh giá nhất được trao cho những bộ phim hay (ở Đài Loan, Hồng Kông).

5. Một số kỷ lục:

Tuổi thọ của ngựa trung bình 25 đến 30 năm. Con ngựa sống thọ nhất là "Old Billy" sống ở thế kỷ 19 với tuổi thọ là 62 năm. Hiện nay Sugar Buff được liệt kê trong sách kỷ lục Guiness đã chết ở tuổi 56. Ngựa to và nặng nhất thế giới  là Michuf Goliat ở Bruxen (Bỉ) cơ thể ngựa dài 3.3m và nặng  1395kg. Ngựa chạy đua nhanh nhất là giống Bu-đen-nốp-xcai-a chạy 1000m trong 1phút 30 giây. Giống ngựa thồ kéo xe nặng nhất là giống ngựa kéo (Liên Xô cũ) có thể kéo một đoàn xe trọng tải 16.274kg

6. Ngựa trong văn hóa tâm linh:

Ngựa tượng trưng cho Âm vì ngựa chạy trên mặt đất, . nhưng ngựa di chuyển nhanh, tính động nên là con vật mang tính Dương cao nhất.

Biểu tượng ngựa rất ít khi dùng để hóa giải điều dữ vì nó không dũng mãnh như rồng hay sư tử. Nhưng ngựa là con vật trung thành, là biểu tượng của sự kiên nhẫn, bền bỉ, sinh sôi, may mắn, tài lộc. Vì thế có người đặt tượng ngựa ở tại những vị trí đẹp trong nhà với hy vọng Mã đáo thành công. Ngựa nên bày ở phía nam, vì ngựa thuộc chi Ngọ trong 12 địa chi, mà Ngọ cung lại ở phía nam. Số lượng được xem là tốt lành nhất là lục mã - sáu ngựa cùng phi với ý nghĩa là ngựa mang của cải đến. Phong thủy kỵ nhất là bầy ngựa 5 con, vì nó mang ý nghĩa ngũ mã phanh thây.

Trong kinh Phật, ngựa là một trong những con vật được coi như một mô hình về vũ trụ hoàn hảo trong đó có một vị Thần ngự trị. Nó biểu trưng cho sự thanh cao, đẳng cấp xã hộimột cuộc sống thoải mái, nhàn hạ.

Người tuổi ngựa (Ngọ) vui tính nhưng hay ba hoa , bôn ba nhiều nhưng cũng có tiếng tăm và dễ gây cảm tình, giỏi kinh doanh, giỏi đoán ý đồ của người khác để lựa lời ăn nói. Người tuổi ngựa có nhiều tài nhưng khó tính, cầu toàn trong công việc, coi tình cảm là thứ yếu.

       QUÝ TỴ XUÂN QUA - NIỀM TIN ĐỂ LẠI

  GIÁP NGỌ XUÂN ĐẾN - LỘC VUI NGẬP TRÀN.

 

NGƯT Hồ Quang Diệu