HÀNH TRÌNH 25 NĂM XÂY DỰNG TRƯỜNG THPT ĐÔNG ĐÔ TIÊN TIẾN - HIỆN ĐẠI - CHẤT LƯỢNG CAO (1991 - 2016)

Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổng kết những thành tựu quan trọng trên mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội mà nhân dân ta đã đạt được trong 30 năm đổi mới toàn diện đất nước dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Đại hội đã đề ra mục tiêu “đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Đại hội XII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam. “Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”.

Trường trung học phổ thông Đông Đô ra đời năm 1991 trong tiến trình đổi mới nền giáo dục Việt Nam đã vượt qua một chặng đường đầy thử thách khó khăn, từng bước xây dựng và phát triển, trở thành một mô hình giáo dục mới, chất lượng cao trong hệ thống trường phổ thông Việt Nam.

 I. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG.

 Ngày 15/07/1991 UBND thành phố Hà Nội đã ra Quyết định số 1254/QĐ thành lập Trường trung học phổ thông dân lập Đông Đô và bổ nhiệm TS.Võ Thế Quân làm Hiệu trưởng. Đây là Trường phổ thông ngoài công lập thứ 3 được thành lập ở Thủ đô.

 Thực hiện Luật Giáo dục 2005, ngày 15/11/2010 UBND TP Hà Nội ra quyết định số 5670/QĐ-UBND chuyển đổi Trường THPTDL Đông Đô sang loại hình Trường tư thục và đổi tên là Trường trung học phổ thông Đông Đô.

Mục tiêu của Trường THPT Đông Đô:

1. Đào tạo học sinh với chất lượng cao theo chương trình của Bộ GDĐT. Thực hiện sự mềm hoá quá trình đào tạo theo quy trình năm giai đoạn.

2. Đặc biệt chú ý phát triển trí tuệ, kỹ năng thực hành, có năng lực thích ứng với cuộc sống và bồi dưỡng nhân cách người Việt Nam hiện đại. Áp dụng các phương pháp dạy học mới theo hướng cá thể hoá quá trình đào tạo; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh và tăng cường sử dụng các thiết bị kỹ thuật, các thành tựu của công nghệ thông tin vào quá trình dạy học.

3. Xây dựng, hoàn thiện quy trình đào tạo và cơ chế quản lý theo hướng phát huy tối đa nội lực, chủ động tạo ra động lực và điều kiện cho sự phát triển liên tục, ổn định, lâu dài của Nhà trường tiên tiến, hiện đại, chất lượng cao, phát triển bền vững phù hợp với xu thế phát triển của nền giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XXI.

 Với mục tiêu trên Trường trường học phổ thông Đông Đô đào tạo học sinh theo chương trình THPT phân ban, chuẩn bị thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH-CĐ. Bồi dưỡng năng lực cho học sinh giỏi, chuẩn bị cho các kỳ thi học sinh giỏi TP và quốc gia. Nhà trường tổ chức học bán trú cho cho học sinh từ lớp 10 đến lớp 12.

Chương trình Trung học phổ thông phân ban nhằm phát huy sở trường và năng lực của học sinh, chuẩn bị học lên đại học, cao đẳng và bước vào cuộc sống. Học sinh được học tập trong các ban: Ban KHTN, Ban KHXH và NV, Ban cơ bản (Cơ bản A: Học nâng cao các môn Toán, Lý, Hoá; Cơ bản C: Học nâng cao các môn Văn, Sử, Địa; Cơ bản D: Học nâng cao các môn Toán,Văn, Anh). Nhà trường đang khẩn trương chuẩn bị triển khai chương trình và sách giáo khoa mới từ năm 2018.

 Thực hiện nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng tài năng trẻ tuổi học trò, bắt đầu từ năm học 2003-2004 Nhà trường tổ chức lớp chất lượng cao với mục tiêu: Giúp các em học sinh phát triển năng khiếu, tạo nguồn học sinh giỏi cho các kỳ thi học sinh giỏi thành phố, quốc gia, quốc tế và góp phần chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

10 Nguyên tắc vàng chỉ đạo hoạt động và phát triển của Trường phổ thông Đông Đô là:

  • Tất cả vì chất lượng đào tạo toàn diện Đức - Trí - Thể - Mỹ.
  • Tôn vinh nhân phẩm và tài năng nhà giáo.
  • Tôn trọng và phát triển nhân cách học sinh.
  • Cá thể hoá quá trình đào tạo.
  • Đổi mới quyết liệt và hiệu quả phương pháp dạy, phương pháp học, phương pháp giáo dục, phương pháp quản lý.
  • Sự  phối  hợp giữa gia đình và nhà trường  là nền tảng bồi dưỡng nhân cách học sinh.
  • Kỷ luật và Hợp tác là sức mạnh.
  • Nền nếp quyết  định chất lượng.
  • Ý chí quyết định thành công.
  • Sáng tạo quyết định tương lai.

 

Trong 25 năm qua kể từ ngày thành lập đến nay các mục tiêu và quy trình đào tạo đã được Nhà trường tổ chức thực hiện có hiệu quả, vừa đáp ứng các mục tiêu đào tạo của bậc học vừa đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Nhờ đó chất lượng của Nhà trường ngày càng nâng cao.

II. NHỮNG THÀNH CÔNG CHỦ YẾU TRONG 25 NĂM QUA.

      1.    Sự phát triển về số lượng.

 Số lượng học sinh giữ mức ổn định trong các năm học vừa qua. Trong 25 năm qua Nhà trường đã và đang đào tạo trên 25.616 lượt học sinh, số học sinh đã tốt nghiệp ra trường 6.262. Hiện nay Trường THPT Đông Đô là một trong 10 Trường ngoài công lập có số lượng học sinh cao và ổn định của thành phố Hà Nội. Gần 300 cặp anh chị em ruột đã và đang học tập tại trường.

      2. Nhà trường đã đạt được những kết quả đáng tự hào trong công tác đào tạo học sinh.

Liên tục trong 25 năm qua các em học sinh lớp 12 đã đỗ tốt nghiệp THPT với tỷ lệ 96% - 100%.

Trong các kỳ thi vào các trường đại học, cao đẳng liên tục trong các năm qua tỷ lệ trúng tuyển 75 - 98%. Nhiều  em thi đỗ với số điểm cao và thi đỗ vào cả cả 2, 3 trường đại học. Trong Kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2015 các em học sinh khoá XXII của Trường đã đạt thành tích cao: 87% đỗ đại học và cao đẳng.

Tỷ lệ học sinh giỏi và học sinh tiên tiến trong các năm học vừa qua: 65-75%. Trường THPT Đông Đô là một trong những trường đạt tỷ lệ cao về học sinh giỏi và học sinh tiên tiến.

 Trường THPT Đông Đô luôn đạt kết quả cao trong các kỳ thi học sinh giỏi và là một trong số các trường phổ thông không chuyên của Thủ đô đã duy trì chất lượng cao trong bồi dưỡng học sinh giỏi liên tục 25 năm qua.

Đã có 201 em được nhận 287 Giải thưởng Đông Đô - Giải thưởng cao quý nhất của Nhà trường dành cho các em đạt thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện đạo đức. Có 30 em được nhận nhiều lần Giải thưởng Đông Đô. Đặc biệt em Lâm Yến Nhi (12D, 2015-2016) là học sinh đầu tiên có vinh dự 16 lần được nhận Giải thưởng Đông Đô, đã học tại trường từ lớp 1; em Lê Thị Minh Thuý (12A1, 2012-2013) 15 lần đat GTĐĐ, đã học tại trường từ lớp 6; em Nguyễn Thị Quỳnh Trang (9A năm học 2002-2003): 10 lần, Lâm Hạnh Lê (12D1, 2008-2009), Lương Tiến Vũ (12A1, 2009-2010), đã nhiều lần được nhận Giải thưởng Đông Đô…

 Rèn luyện tốt về thể chất đã trở thành một truyền thống quí báu của học sinh Đông Đô.  Nhiều học sinh đã đạt giải cao trong các môn thi đấu tại Hội khoẻ Phù Đổng cấp Thành phố, Quốc gia và một số giải đấu Quốc tế.

 Đặc biệt Trường phổ thông Đông Đô là một trong các trường PT đầu tiên ở Việt Nam đã đưa bể bơi trong nhà vào hoạt động từ đầu tháng 6/2006. Đã tổ chức dạy bơi và đã xoá mù bơi cho hơn 80% học sinh THPT.

 Trong các năm học vừa qua với việc đưa các dụng cụ luyện tập thể dục thẩm mỹ, võ thuật vào giảng dạy đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất và gây hứng thú học tập cho học sinh. Trường phổ thông Đông Đô đã vinh dự được Sở Văn hoá Thể thao Hà Nội tặng danh hiệu Trường Tiên tiến xuất sắc về TDTT liên tục trong nhiều năm qua.

 Chất lượng đào tạo không chỉ thể hiện ở kết quả học tập và rèn luyện của học sinh đang học tập tại trường mà cao hơn là thể hiện trong sự thành đạt của các thế hệ học sinh đã tốt nghiệp ra trường bước vào cuộc sống lập nghiệp, lao động, sản xuất và chiến đấu.

 Với 6.262 học sinh đã tốt nghiệp, Trường THPT Đông Đô đã cung cấp cho xã hội một nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhiều học sinh đã thành đạt trong cuộc sống và sự nghiệp, hiện đang đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ trong các cơ quan nhà nước, các cơ sở giáo dục, các doanh nghiệp, các lĩnh vực y tế, báo chí, văn học, nghệ thuật; trong lực lượng an ninh, quân đội. Lớp 12A (1993-1994) do TS. Lưu Thị Khánh làm Chủ nhiệmlớp học sinh tiêu biểu cho học sinh khóa I (1991-1994), là lớp thế hệ vàng của học sinh Đông Đô đã đạt nhiều thành công trong sự nghiệp và trong cuộc sống đang công tác trong các trường đại học, phổ thông, cơ quan nghiên cứu, các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước: TS. Bùi Vũ Anh-Phó Giám đốc Trung tâm tính toán Hiệu năng cao, Trường ĐH KHTN, ĐHQG Hà Nội, TS. Bùi Thu Hoài-Trưởng bộ môn lọc hóa dầu, Khoa Dầu khí, Trường ĐH Dầu khí Việt Nam, TS. Đỗ Thanh Tùng-Phó Trưởng ban CSTD, Ngân hàng TMCP Sài Gòn-Hà Nội, TS. Hoàng Thị Lan Hương- Phó Trưởng bộ môn, TT tài nguyên thực vật, Viện KHNN Việt Nam, TS. Phạm Toàn Thắng, ThS. Đỗ Huyền Trâm, ThS. Ngô Văn Đông, ThS. Lương Thế Long, ThS. Trần Thị Thanh Huyền, Cù Việt Nga-Viện Dầu khí Việt Nam,Thạc Tố Quyên-GV Trường THCS Tân Hội, Trần Thị Thu và Phạm Thị Yến-GV Trường THCS Liên Trung, Trần Thị Tuyết-GV Trường THCS Thượng Cát), Nguyễn Thị Kim Yến-Công ty TNHH MTV Đầu tư TM & DL Thắng Lợi, Nguyễn Nguyệt Quế-Phó Giám đốc Trung tâm lữ hành quốc tế-Công ty TNHH MTV Đầu tư TM & DL Thắng Lợi, ThS. Vũ Tuấn Phương- Giám đốc công ty Đức Vượng, ThS. Đoàn Thu Thủy-Phó phòng hợp tác đối ngoại Công ty TNHH mua bán nợ Việt Nam, Lê Chí Lộc, Phó Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc, Trần Thị Hải Yến-Giám đốc Công ty TNHH TM XNK Mỹ Nghệ Thăng Long, ThS. Phạm Vũ Hà-Giám đốc kinh doanh Công ty TSC Cần Thơ KV phía Bắc, Quách Sỹ Dũng - Phó Giám đốc Ban QLDA Đầu tư XD huyện Mê Linh ... Đây chính là chất lượng đích thực, niềm tự hào chính đáng của nhà trường. Hạnh phúc của người thầy hoá thân trong sự thành đạt của các thế hệ học trò. Chất lượng của một ngôi trường thể hiện trong thành công của các thế hệ học sinh.

 3. Nhà trường đã thực hiện có hiệu quả quy trình đào tạo 5 giai đoạn.

 Chương trình đào tạo trong năm học được chia thành 5 giai đoạn. Trong mỗi giai đoạn Nhà trường tập trung giải quyết những phần trọng tâm trong chương trình các môn học và tổ chức các kỳ thi nghiêm túc, chặt chẽ khi kết thúc giai đoạn. Qua mỗi kỳ thi giai đoạn nhà trường có sự đánh giá kịp thời về chất lượng đào tạo và tìm những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Sau mỗi giai đoạn Nhà trường phân bố lại các lớp theo trình độ học tập của học sinh và xét chọn  học sinh xuất sắc trao Giải thưởng Đông Đô. Quy trình này đã tạo ra động lực bên trong của quá trình học tập ở mỗi học sinh, thúc đẩy các em tự giác học tập, tự hoàn thiện kiến thức của mình.

 Từ năm 2003-2004 Nhà trường đã đề ra chủ trương làm bài tập nghiên cứu cho học sinh nhằm giáo dục năng lực tự học và làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học trong học sinh THPT. Chủ trương này đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Trên 700 học sinh đã tham gia nghiên cứu trên 400 đề tài trong 12 năm qua. Tập dượt NCKH đã trở thành một phong trào hấp dẫn trong học sinh. Qua thực hiện các đề tài khoa học các em đã học được những kỹ năng cơ bản về phương pháp NCKH, rèn luyện năng lực tự học, tạo được hứng thú say mê học tập. Giải thưởng Búp sen xanh được hình thành từ năm 2006 đến nay đã tặng cho 177 đề tài nghiên cứu của các tập thể học sinh về các môn Văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD, Toán, Vật lý, Sinh học, Hoá học, Tiếng Anh, …

 4. Nhà trường đã có nhiều sáng kiến cải tiến trong công tác giáo dục toàn diện cho học sinh.

Năm học 2009-2010 đã thành lập thêm 2 bộ môn mới: Bộ môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh, Bộ môn Giáo dục kỹ năng sống nhằm thực hiện có hiệu quả các chương trình giáo dục toàn diện cho học sinh. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trên cơ sở thực hiện 10 thói quen tốt đã từng bước có tác dụng nâng cao nhận thức và hành vi ứng xử văn hoá, bồi dưỡng nhân cách người Việt Nam hiện đại cho học sinh.

Hàng năm Nhà trường đều tổ chức Hội khoẻ Phù Đổng, Hội thi học sinh Đông Đô thanh lịch nhằm tăng cường giáo dục thể chất và rèn luyện đạo đức, tác phong thanh lịch cho học sinh. Đại hội học sinh tiêu biểu được tổ chức 3 năm một lần đã thúc đẩy phong trào học tập và rèn luyện của học sinh. Đại hội học sinh tiêu biểu lần thứ 8 đã được tổ chức vào tháng 4/2015. Tập san Đông Đô của Nhà trường ra định kỳ 3 tháng một số, cho đến nay đã ra được 100 số. Các tổ chức Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên, Hội chữ thập đỏ, Hội khuyến học, Hội khoa học Tâm lý-Giáo dục, Hội hữu nghị Việt - Trung, Hội hữu nghị Việt - Nga đã hoạt động tích cực và có hiệu quả. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường đã có nhiều hoạt động tích cực trong phong trào thanh niên trường học của quận Tây Hồ và Thủ đô. Đoàn Trường Đông Đô liên tục được công nhận là Đoàn trường tiên tiến xuất sắc.

Mỗi năm nhà trường đều dành khoảng 200 triệu đồng để bồi dưỡng khen thưởng học sinh giỏi, tặng Giải thưởng Đông Đô, Giải thưởng Búp sen xanh, Học bổng Đông Đô, Giải thưởng Lớp trưởng giỏi, Giải thưởng Bí thư chi đoàn giỏi, Giải thưởng Đội trưởng cờ đỏ giỏi và giúp đỡ các em học sinh gia đình có nhiều khó khăn và gia đình chính sách. Trong các năm học vừa qua Nhà trường đã dành trên 500 triệu đồng để tặng Học bổng cho các em học sinh giỏi, học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt và con CBGV nhà trường. Tỷ lệ học sinh giỏi vào học tại trường ngày càng tăng.

Trường Trung học Đông Đô đã tổ chức bán trú 2 buổi/ngày cho 100% học sinh. Đây là một thế mạnh của Nhà trường trong tổ chức giáo dục quản lý học sinh.

5. Trường phổ thông Đông Đô có đội ngũ giáo viên tâm huyết với trình độ chuyên môn cao.

 Mỗi năm học Nhà trường đã huy động hơn 100 các Thầy giáo, Cô giáo và cán bộ đến tham gia giảng dạy và làm công tác quản lý học sinh. Nhiều thầy, cô giáo là tác giả sách giáo khoa, sách hướng dẫn giảng dạy. Trong đội ngũ giáo viên của Nhà trường hiện nay có 3 Nhà giáo ưu tú, 48% các thầy giáo, cô giáo có trình độ Thạc sỹ và Tiến sỹ: 5 Tiến sỹ (2 PGS), 19 Thạc sỹ; các Thầy, Cô giáo còn lại đều đạt trình độ Cử nhân khoa học, nhiều giáo viên giỏi của các trường phổ thông.

 Đã có 137 Thầy giáo, Cô giáo và cán bộ Nhà trường vinh dự được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển Trường phổ thông Đông Đô, phần thưởng cao quý dành cho các Nhà giáo tâm huyết có nhiều đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển Nhà trường. PGS. Đặng Thanh Toán là Nhà giáo đầu tiên được nhận Cúp pha lê Đông Đô, phần thưởng danh dự dành cho các Thầy, Cô giáo đã có nhiều đóng góp vào quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi đạt giải quốc gia. 54 CB GV được tặng Huy hiệu Bác Hồ.

Giải thưởng Chu Văn An dành cho các Thầy giáo, Cô giáo có nhiều thành tích nổi bật trong quá trình đào tạo các thế hệ học sinh Đông Đô đã được tặng cho 14 thầy, cô giáo tiêu biểu: NGƯT Phan Kế Trần, NGƯT Hồ Quang Diệu, Nhà giáo Phạm Minh Hiệp, Thạc sỹ Nguyễn Thị Bích Hợi, ThS Trịnh Thị Hà Giang, Nhà giáo Trương Thị Hồng Loan, Nhà giáo Đinh Thị Bích Liên, Nhà giáo Phạm Thị Hồng Lĩnh, Nhà giáo Nguyễn Thị Oanh, Nhà giáo Nguyễn Thị Giang, Thạc sỹ Nguyễn Thanh Nga, Thạc sỹ Nguyễn Thị Hạnh, Thạc sỹ Nguyễn Đăng Chiến, Thạc sỹ Lê Thị Hiền.

 Từ năm 2001 đến nay đã có 34 Thầy giáo, Cô giáo có nhiều đóng góp xuất sắc vào sự nghiệp phát triển nhà trường đã được Hội đồng sư phạm tôn vinh và tặng Danh hiệu cao quý Nhà giáo tiên phong trong sự nghiệp xây dựng và phát triển Trường phổ thông Đông Đô.

Đội ngũ các Thầy giáo, Cô giáo chủ nhiệm chuyên trách, tâm huyết, có kinh nghiệm trong giáo dục quản lý học sinh là một thế mạnh đặc biệt của Nhà trường.

Bộ phận cán bộ Văn phòng Nhà trường đã có nhiều đóng góp tích cực, hiệu quả vào quá trình thực hiện các nhiệm vụ đào tạo. 03 cán bộ vinh dự được Nhà trường tặng Danh hiệu cao quý Lao động gương mẫu.

 Đội ngũ các nhà sư phạm và cán bộ trên đây là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo chất lượng đào tạo cao của Nhà trường.

 6. Trường phổ thông Đông Đô đã huy động có hiệu quả sự đóng góp của phụ huynh học sinh vào sự nghiệp phát triển giáo dục theo chủ trương xã hội hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước.

Trên cơ sở nguồn đóng góp của phụ huynh học sinh thông qua chế độ học phí, Nhà trường đã tự trang trải toàn bộ chi phí đào tạo và đã dành  gần 4 tỉ đồng để  mua sắm bàn ghế, các trang thiết bị hiện đại phục vụ dạy và học. Ngày 22/09/1998 Nhà trường đã khánh thành giai đoạn 1 ngôi trường mới và chính thức đưa vào sử dụng từ đầu năm học 1998-1999. Ngày 15/10/2003 Nhà trường đã khởi công xây dựng giai đoạn II và ngày 12/9/2005 khánh thành tổng thể ngôi trường mới để hoàn thiện cơ sở vật chất hiện đại phục vụ việc dạy và học.

Đây là những cột mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự phát triển của Nhà trường, tạo tiền đề và điều kiện để Nhà trường vững bước đi vào thế kỷ 21 với mục tiêu xây dựng Trường phổ thông Đông Đô tiên tiến, hiện đại, chất lượng cao và phát triển bền vững.

Công trình Trường phổ thông Đông Đô vừa mang dáng vẻ cổ kính của Thăng Long - Đông Đô ngàn năm văn hiến, vừa đầy đủ tiện nghi hiện đại của một công trình văn hoá giáo dục trong thời kỳ đổi mới của Thủ đô Hà Nội. Việc hoàn thành xây dựng Trường phổ thông Đông Đô đã mở ra một con đường mới trong sự nghiệp phát triển các trường ngoài công lập của nước ta theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng chăm lo và đầu tư cho phát triển giáo dục. Ngôi trường mới là biểu tượng của tinh thần tự lực tự cường và phát huy nội lực của các Nhà giáo tâm huyết, các bậc phụ huynh và các nhà đầu tư Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, IX, X, XI, XII.

Trong các năm học vừa qua Nhà trường đã tiến thêm một bước quan trọng trong lĩnh vực hiện đại hoá cơ sở vật chất trường học. Ngày 1/1/2000 Trường phổ thông Đông Đô đã chính thức hoà mạng Internet, mở ra một cánh cửa trên con đường hoà nhập với thế giới hiện đại. Ngày 1/1/2000, Nhà trường đã khánh thành hệ thống camera quản lý đến tất cả các phòng học. Phòng thí nghiệm Vật lý, Hoá học, Sinh học với đầy đủ các trang thiết bị thí nghiệm, thực hành. Nhiều thiết bị hiện đại lần đầu tiên được đưa vào sử dụng trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam (kính hiển vi hiện đại có thể phóng to các hình ảnh vi mô lên tới 6400 lần, máy phát sóng và máy dao động ký điện tử 2 tia phục vụ các thí nghiệm Vật lý...).Việc dạy thực hành thí nghiệm  được tổ chức chu đáo đã góp phần nâng cao kỹ năng thực hành và tư duy kỹ thuật cho học sinh.

 Trong các năm học vừa qua nhà trường đã trang bị 2 phòng học Tin học với 80 máy vi tính nối mạng Internet, lắp máy chiếu đa năng, ti vi 42 in, điều hoà nhiệt độ cho 100% phòng học tạo điều kiện đưa công nghệ thông tin vào quá trình dạy học và tạo bước đột phá cho việc đổi mới phương pháp dạy học đầu thế kỷ XXI. Hệ thống bảng không chói của Hàn Quốc đã được lắp đặt cho tất cả các phòng học từ tháng 11/1999. Từ năm học 2005 - 2006, các phòng học  bộ môn Toán - Lý, Hoá - Sinh, Ngoại ngữ, các bộ môn KHXH & NV được trang bị hiện đại đi vào hoạt động.

Ngày 01/01/2002 Nhà trường đã khánh thành Thư viện Đông Đô với phòng đọc rộng rãi thoáng mát và máy tính phục vụ việc tự học của học sinh. Là Thư viện đầu tiên trong các trường ngoài công lập ở Hà Nội đạt danh hiệu Thư viện tiên tiến. Các phương tiện dạy học, quản lý hiện đại đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu kiến thức của học sinh và nâng cao chất lượng đào tạo.

 Trường phổ thông Đông Đô đã đi tiên phong trong lĩnh vực hiện đại hoá nhà trường ở nước ta và tích cực thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở ứng dụng các thành tựu của công  nghệ thông tin.

 7. Nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh trong công  tác giáo dục học sinh.

 Ban đại diện cha mẹ học sinh giữ vị trí quan trọng trong việc tổ chức phối hợp giữa gia đình và Nhà trường. Vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh càng đặc biệt quan trọng trong trường ngoài công lập vì ở đây có sự hội tụ của các nhà giáo tâm huyết với các bậc cha mẹ quan tâm tới sự phát triển nhân cách của con em mình. Ban đại diện cha mẹ học sinh đã đóng góp nhiều ý kiến và kinh nghiệm quý báu vào công tác đào tạo của Nhà trường. Trong các năm học vừa qua. Nhà trường cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh đã phối hợp tổ chức Hội thảo về giáo dục con ngoan được đông đảo phụ huynh hưởng ứng. Giáo dục gia đình giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện, hình thành nhân cách ở từng em học sinh. Sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và Nhà trường là nền tảng đảm bảo thành công trong công tác giáo dục, quản lý và bồi dưỡng nhân cách học sinh.

 8. Trường phổ thông Đông Đô đã góp phần thiết thực vào sự nghiệp phát triển GD, phổ cập THPT ở quận Tây Hồ và Thủ đô.

 Trường phổ thông Đông Đô đã thu hút một bộ phận học sinh khá và giỏi của Hà Nội và các tỉnh bạn vào học tập. Trong 25 năm qua đã có 25.616 lượt học sinh học tập tại trường và 6.262 học sinh lớp 12 đã tốt nghiệp ra trường. Đại bộ phận số học sinh trên là con em cán bộ nhân dân quận Cầu Giấy, quận Tây Hồ, quận Ba Đình, quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và huyện Đông Anh. Trường THPT Đông Đô đã góp phần thiết thực vào sự nghiệp xã hội hoá giáo dục và tiến tới phổ cập THPT của thành phố Hà Nội.

 Với những thành công trên đây Trường trung học phổ thông Đông Đô đã có một vị trí xứng đáng trong hệ thống các trường phổ thông Hà Nội, là trường phổ thông ngoài công lập có uy tín cao ở Thủ đô, được học sinh yêu mến và phụ huynh tín nhiệm. Nhà trường đã góp phần xây dựng một mô hình nhà trường mới, chất lượng cao; góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng và Nhà nước về đa dạng hoá Nhà trường, xã hội hoá giáo dục, đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo.

 Trong dịp về thăm và làm việc tại trường, các đồng chí Bộ trưởng và Thứ trưởng Bộ GD ĐT: GS. Trần Hồng Quân, GS.VS. Phạm Minh Hạc, GS.TS. Vũ Ngọc Hải, PGS. Trần Xuân Nhĩ, Nhà giáo Lê Vũ Hùng, Tiến sỹ Nguyễn Văn Vọng, GS. Trần Văn Nhung, NGƯT Đặng Huỳnh Mai, đều khẳng định : Trường phổ thông Đông Đô là một trung tâm chất lượng cao của giáo dục phổ thông.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nhà thơ - Nhà cách mạng lão thành Tố Hữu, Nhà cách mạng lão thành Vũ Oanh, Nhà cách mạng lão thành Nguyễn Mạnh Cầm - Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam đã đánh giá cao những kết quả mà Nhà trường đã đạt được trong nhiều năm qua và khẳng định: Trường phổ thông Đông Đô là niềm tự hào của sự nghiệp đổi mới giáo dục ở nước ta.

 Ngày 4/9/2000 GS. Lê Xuân Tùng, Uỷ viên Bộ chính trị Đảng CS Việt Nam khoá VIII đến thăm trường và dự Lễ khai giảng năm học 2000-2001. GS. Lê Xuân Tùng khẳng định: Trường phổ thông Đông Đô xứng đáng là trung tâm chất lượng cao không chỉ của khối bán công dân lập mà của cả ngành giáo dục Hà Nội, không những của Hà Nội mà của cả nước.

 Ngày 3/9/2001 Đồng chí Phạm Thế Duyệt, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đến thăm trường lần thứ 2 và dự lễ khai giảng năm học 2001-2002. Chủ tịch Phạm Thế Duyệt nhiệt liệt biểu dương những thành công Nhà trường đã đạt được và khẳng định: Trường phổ thông Đông Đô xứng đáng là Nhà trường tiên tiến, hiện đại, chất lượng cao của nền giáo dục Thủ đô và cả nước. Nhà trường là mô hình mẫu mực của sự vận dụng sáng tạo đường lối xã hội hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống. Đồng chí Phạm Thế Duyệt đã đến thăm Trường nhiều lần nữa.

Trong dịp về thăm trường nhân dịp kỷ niệm ngày 20/11/2002, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đánh giá cao thành tích Nhà trường đã đạt được và chúc Trường phổ thông Đông Đô trở thành đơn vị anh hùng trong thời kỳ đổi mới của đất nước.

Phát biểu trong lễ Khai giảng năm học 2003-2004 tại Trường phổ thông Đông Đô, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã khẳng định: Trường phổ thông Đông Đô là một trong những trường đứng ở vị trí hàng đầu về chất lượng đào tạo và đặc biệt về đầu tư cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục trong thế kỷ mới. Tôi hoan nghênh và cảm ơn các Thầy giáo, cô giáo đã đi đầu trong việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cả về Đức-Trí-Thể-Mỹ. Tôi mong rằng các em học sinh sẽ thi đua học giỏi, rèn luyện đạo đức tốt xứng đáng với truyền thống của nhà trường. Chúc Trường phổ thông Đông Đô ngày càng phát triển vững mạnh và phát huy bản sắc của Nhà trường là học thật, dạy thật, chất lượng thật; luôn luôn là lá cờ đầu trong các trường  ngoài công  lập.

 Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2007, Đồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã về thăm Trường và đánh giá: Trường phổ thông Đông Đô đã trở thành một mô hình đào tạo được xã hội thừa nhận là một Nhà trường chất lượng cao.

 Từ năm học 2000-2001 đến nay, Trường trung học Đông Đô liên tục được UBND Thành phố Hà Nội và Sở GD&ĐT Hà Nội tặng Giấy khen công nhận danh hiệu Trường Tiên tiến, Tập thể lao động Tiên tiến và Tập thể lao động Xuất sắc.

 Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho Trường THPT Đông Đô (2014). Bộ GD&ĐT tặng 4 Bằng khen do đạt những thành tích xuất sắc trong công tác đào tạo và xã hội hoá giáo dục. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã tặng Nhà trường Cờ Đơn vị xuất sắc phong trào thi đua (2013) và Bằng khen, Quận uỷ và UBND quận Tây Hồ đã tặng nhiều Giấy khen cho Trường trung học Đông Đô. Liên đoàn lao động TP. Hà Nội và Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã tặng Bằng khen cho Công đoàn Trường PT Đông Đô. Đó là sự đánh giá cao của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội và quận Tây Hồ đối với những đóng góp của Nhà trường vào sự nghiệp phát triển giáo dục Thủ đô.

 Nhân tố quyết định thành công và sự hấp dẫn của Nhà trường là có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ cùng với quy trình đào tạo khoa học và hợp lý.

 III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA 25 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG.

Sau 25 năm gian khổ phấn đấu xây dựng và phát triển Trường phổ thông Đông Đô có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau đây:

 1. Từng bước xây dựng cơ sở vật chất  hiện đại.

 Từ năm 1991 đến 1997 Trường Đông Đô đã di chuyển địa điểm đến 6 lần. Trong những năm khó khăn đó Nhà trường đã quyết tâm phát huy nội lực, huy động vốn bằng con đường xã hội hoá để xây dựng cơ sở hiện đại cho tương lai. Năm 1998 đã hoàn thành giai đoạn 1 việc xây dựng trường và đưa vào sử dụng từ đầu năm học 1998-1999. Năm 2003 Nhà trường tiếp tục xây dựng giai đoạn 2 và hoàn thành tổng thể ngôi trường mới vào ngày 12/9/2005 tại Số 8 phố Võng Thị, phường Bưởi, quận Tây Hồ.

Trên một diện tích 500m2 đất đã xây dựng nên một ngôi trường hiện đại với 4000m2 sàn sử dụng với các khu chức năng được bố trí hợp lý, hài hoà. Có thể nói đây là ngôi trường cao nhất trong các trường phổ thông Việt Nam với 12 tầng có các phòng học, phòng bộ môn, phòng chức năng, Thư viện, Bảo tàng 12 linh vật, Nhà ăn, bể bơi, phòng chiếu phim,... được trang bị đồng bộ, hiện đại.

 Trường phổ thông Đông Đô là một trong những trường đi tiên phong trong việc hiện đại hoá cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu dạy và học trong những thập niên đầu thế kỷ XXI.

 2. Xây dựng Hội đồng sư phạm 3 thế hệ.

Trong mỗi năm học Nhà trường đã huy động hơn 100 các thầy giáo, cô giáo và cán bộ đến tham gia giảng dạy và làm công tác quản lý học sinh. Hội đồng sư phạm 3 thế hệ gồm các thầy giáo, cô giáo lão thành có nhiều đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục của đất nước; các thầy giáo, cô giáo trung niên dầy dạn kinh nghiệm và các thầy giáo, cô giáo trẻ năng động sáng tạo. 

Từ năm 1991 đến nay Trường phổ thông Đông Đô có hệ thống các thầy giáo, cô giáo chủ nhiệm chuyên trách, là các nhà sư phạm am hiểu tâm sinh lý học sinh, có kinh nghiệm trong giáo dục quản lý học sinh, vì vậy chất lượng giáo dục đạo đức ngày càng được nâng cao. Đây là một thế mạnh đặc biệt của Trường phổ thông Đông Đô.

Nhà trường thực hiện chế độ đãi ngộ thoả đáng, quan tâm chu đáo đến quyền lợi chính trị, quyền lợi tinh thần và vật chất của cán bộ giáo viên; vì vậy đã xây dựng được tập thể sư phạm đồng tâm hiệp lực vì sự nghiệp chung xây dựng Nhà trường vững mạnh, xây dựng bản lĩnh và phong cách Nhà giáo Đông Đô mẫu mực. Trong 10 năm qua đã có 14 giáo viên được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, 22 thầy, cô giáo bảo vệ thành công luận án thạc sỹ; đời sống của cán bộ giáo viên ngày càng được nâng cao và ổn định; Hàng năm Công đoàn Nhà trường đều tổ chức các đợt tham quan du lịch cho CBGV…

 Đội ngũ các nhà sư phạm và cán bộ nhà trường tâm huyết, có trình độ chuyên môn cao là nhân tố quyết định chất lượng đào tạo cao của Trường phổ thông Đông Đô.

 3. Thường xuyên đổi mới quy trình đào tạo.

 Thành công quan trọng của Nhà trường trong 25 năm qua là đã xây dựng một mô hình nhà trường mới theo cơ chế trường tư thục. Việc học bán trú đã được tổ chức khoa học, chu đáo từ lớp 10 đến lớp 12. Đây là điều kiện thuận lợi để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Từ năm 2003 Nhà trường đã đề ra chủ trương  học sinh làm bài tập nghiên cứu nhằm giáo dục năng lực tự học và làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học trong học sinh THPT. Phong trào NCKH trong học sinh đã ngày càng phát triển về bề rộng và đi vào chiều sâu, trở thành  một nét đặc sắc của học sinh Đông Đô. Giải thưởng Búp sen xanh được hình thành từ năm 2004 đã trao tặng cho 150 đề tài nghiên cứu của các tập thể học sinh về các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD, Toán, Vật lý, Sinh học, Hoá học, Tiếng Anh.

Đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học, phương pháp giáo dục và phương pháp quản lý luôn luôn là chủ đề sôi nổi trong các năm học vừa qua bởi vì đây là nền tảng để nâng cao chất lượng đào tạo. Việc ứng dụng công nghệ thông tin được xem là bước đột phá để đổi mới phương pháp dạy học đã được các thầy giáo, cô giáo thực hiện có hiệu quả. Tỷ lệ giáo án điện tử chiếm khoảng 30% các tiết dạy. Đặc biệt Nhà trường coi trọng việc phối hợp hài hoà giữa các phương pháp giảng dạy truyền thống với các phương pháp hiện đại để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy. Các Tổ bộ môn đã thường xuyên rút kinh nghiệm về phương pháp cá thể hoá quá trình đào tạo, dạy học sát đối tượng, hướng dẫn tự học cho học sinh.

Nhà trường đã có nhiều sáng kiến cải tiến trong công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, lấy giáo dục đạo đức nhân cách làm nền tảng để giáo dục văn hoá, thẩm mỹ và sức khoẻ.

Thực hiện chủ đề đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục, từ năm học 2009-2010 đến nay Nhà trường đã thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục: Giảm sĩ số học sinh/lớp xuống 30 học sinh/lớp nhờ đó phương châm cá thể hoá quá trình đào tạo được thực hiện có hiệu quả hơn. Mở rộng quy mô bán trú từ lớp 10 đến lớp 12. Thành lập 2 bộ môn mới: Giáo dục Kỹ năng sống và Giáo dục Quốc phòng- An ninh; xây dựng và tổ chức giảng dạy chương trình kỹ năng sống cho học sinh các lớp với thời lượng 2tiết/tuần; tổ chức dạy môn Giáo dục Quốc phòng- An ninh rải đều trong suốt năm học theo chủ trương của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT Hà Nội.

 4. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường là nền tảng để giáo dục quản lý học sinh có hiệu quả.

  Ban đại diện cha mẹ học sinh đã đóng góp nhiều ý kiến và kinh nghiệm quý báu vào công tác đào tạo của Nhà trường. Trong các năm học vừa qua  Nhà trường cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh đã phối hợp tổ chức Hội thảo về giáo dục con ngoan được đông đảo phụ huynh hưởng ứng, tạo sự đồng thuận cao giữa yêu cầu giáo dục cảu nhà trường và gia đình. Giáo dục gia đình giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện, hình thành nhân cách ở từng em học sinh.

Sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và Nhà trường về mục tiêu, phương pháp giáo dục và cơ chế phối hợp là một trong những nhân tố đảm bảo thành công trong công tác giáo dục, quản lý học sinh.

 5. Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh.

 Trường phổ thông Đông Đô là một trong những trường ngoài công lập đầu tiên đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh bao gồm: Chi bộ là hạt nhân lãnh đạo, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Khuyến học, Hội Chữ thập đỏ và các tổ chức xã hội khác.

Chi bộ Trường phổ thông Đông Đô liên tục được công nhận là Chi bộ trong sạch vững mạnh, năm 2009, 2012 được Quận uỷ Tây Hồ tuyên dương là một trong 6 Tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu của quận Tây Hồ. Công đoàn đã có nhiều hoạt động phong phú (tổ chức các phong trào thi đua và cuộc vận động Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo; góp phần quản lý chuyên môn, tổ chức các hoạt động du lịch…)  góp phần động viên CBGV hăng hái thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Nhà trường. Công đoàn liên tục nhiều năm được công nhận là Công đoàn vững mạnh xuất sắc, được Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Liên đoàn lao động TP Hà Nội tặng Bằng khen. Hội Cựu chiến binh Nhà trường là Hội CCB đầu tiên trong các trường học ở Hà Nội, đã góp phần quan trọng trong việc giáo dục truyền thống và giáo dục QP-AN cho học sinh. Hội CCB đã được Thành hội tặng Bằng khen và Quận hội CCB Tây Hồ tặng nhiều Giấy khen. Đoàn thanh niên Nhà trường đã có nhiều hoạt động sáng tạo phù hợp với lứa tuổi học sinh, thu hút đông đảo học sinh vào các hoạt động tập thể lành mạnh. Đoàn thanh niên được Thành đoàn tặng Bằng khen và tuyên dương là đơn vị xuất sắc.

Hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh của Nhà trường là đảm bảo vững chắc cho sự phát triển ổn định, lâu dài của Trường phổ thông Đông Đô.

 6. Xây dựng nền tảng văn hoá học đường.

 Ngay từ những năm đầu thành lập Trường phổ thông Đông Đô đã đặc biệt quan tâm tới xây dựng nền tảng văn hoá học đường mang đậm dấu ấn và phong cách riêng gọi là văn hoá Đông Đô với những nội dung chủ yếu sau:

 6.1. Xây dựng Nhà trường xanh - sạch - đẹp - an toàn.

 Từng bước xây dựng CSVC hiện đại gắn với môi trường xanh - sạch - đẹp, tạo ra không gian văn hoá trong nhà trường, làm tôn giá trị nhân cách của người dạy và người học. Việc trang trí tranh, ảnh trong nhà trường, trang trí lớp học đều hướng tới tác động thẩm mỹ thường xuyên đến người học. Ở các vị trí trang trọng treo ảnh lãnh tụ, ảnh danh nhân các nhà khoa học, các nhà văn, nhà thơ, các nhà hoạt động chính trị - xã hội, quân sự là những tấm gương cho các em học sinh học tập và noi theo.

Nhà trường rất coi trọng việc giáo dục kỹ năng xử lý các tình huống đặc biệt (cấp cứu khi học sinh bị tai nạn, phòng chống cháy nổ,…). Bể bơi của Trường đã góp phần xoá nạn mù bơi cho hơn 80% học sinh THPT, 100% học sinh tiểu học và THCS.

 6.2. Xây dựng văn hoá ứng xử.

 Ngay từ khi thành lập Trường năm 1991 Nhà trường đã thống nhất quy định về trang phục và phong cách ứng xử của giáo viên, học sinh. Cách xưng hô chào hỏi giữa các thầy giáo, cô giáo; giữa các thầy, cô giáo với học sinh; giữa học sinh với các thầy, cô giáo; giữa học sinh với học sinh đã được quy định rất cụ thể nhằm tôn vinh vẻ đẹp văn hoá ứng xử thanh lịch, mô phạm trong nhà trường. Hội thảo về ứng xử sư phạm phương pháp giáo dục học sinh được tổ chức hàng năm là diễn đàn để các thầy giáo, cô giáo trao đổi, học hỏi kinh nghiệm bổ ích về ứng xử sư phạm trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh. Các buổi Hội thảo đã thu hút sự quan tâm và tranh luận sôi nổi về những vấn đề thiết thực cụ thể trong hoạt động sư phạm vì nghệ thuật sư phạm đòi hỏi sự cập nhật, bồi dưỡng thường xuyên của mỗi thầy giáo, cô giáo.

Năm 2005 Hội đồng sư phạm Nhà trường đã thảo luận và thông qua tiêu chí về Phong cách Nhà giáo Đông Đô mẫu mực, năm 2009 Nhà trường đã Quy định 10 thói quen tốt của CBGV. Đó là những Quy định về chuẩn mực hành vi sư phạm của nhà giáo, làm cơ sở cho sự phấn đấu rèn luyện của mỗi CBGV. Đó cũng là cơ sở tạo nên bầu không khí đầm ấm, chân thành, luôn quan tâm ủng hộ, giúp đỡ nhau của các thầy giáo, cô giáo và cán bộ nhà trường. Ai cũng quan tâm đến công việc chung, coi nhà trường là ngôi nhà thứ hai của mình, Hội đồng sư phạm là gia đình thứ hai của mình. Bầu không khí lao động sáng tạo đó đã nuôi dưỡng và động viên tinh thần lao động hăng say, nhiệt tình và trách nhiệm cao của CBGV, luôn quan tâm đến hiệu quả công việc của mình, mong muốn đóng góp nhiều hơn vào thành công chung của Nhà trường.

Trường THPT Đông Đô đã Quy định về trang phục và phong cách ứng xử thanh lịch của học sinh từ năm 1991. Năm 2009 đã ban hành Quy định về 10 thói quen tốt của học sinh Đông Đô và xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình môn Kỹ năng sống cho học sinh. Những việc làm này đã góp phần quan trọng vào việc giáo dục, hình thành nhân cách của học sinh.

 6.3. Xây dựng văn hoá tinh thần.

Các giá trị tinh thần luôn luôn có ý nghĩa lâu dài, bền vững, là những giá trị tôn vinh nhân cách mỗi người và trở thành tấm gương cho đồng nghiệp, có giá trị xã hội rộng lớn. Trường Đông Đô đã hình thành một hệ thống các danh hiệu cao quý, các giải thưởng nhằm động viên, khen thưởng CBGV và học sinh nỗ lực vươn lên không ngừng trong giảng học, công tác và học tập.

  • Hệ thống khen thưởng CBGV.

Để ghi nhận và tuyên dương các nhà giáo có nhiều đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nhà trường, Trường Đông Đô đã xây dựng hệ thống danh hiệu vinh dự và các phần thưởng cao quý tặng thưởng cho các nhà giáo và cán bộ nhà trường: Nhà giáo Tiên phong, Lao động gương mẫu, Kỷ niệm chương, Giải thưởng Chu Văn An, Cúp pha lê Đông Đô, Huy hiệu Bác Hồ, Giải thưởng Sáng tạo Việt (dành cho giáo viên).

  • Hệ thống khen thưởng học sinh.

Nhà trường đã có nhiều giải thưởng để khen thưởng động viên các em học sinh đạt nhiều thành tích trong học tập và rèn luyện đạo đức: Giải thưởng Đông Đô, Giải thưởng Búp sen xanh, Giải thưởng Học sinh thanh lịch, Giải thưởng Bí thư Chi đoàn giỏi, Giải thưởng Lớp trưởng giỏi, Giải thưởng Đội trưởng cờ đỏ giỏi, Giải thưởng Sáng tạo Việt (dành cho học sinh).

Để động viên CBGV và học sinh phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nhà trường, Trường Đông Đô đã xây dựng Lời thề Đông Đô của CBGV và Lời hứa danh dự  của học sinh, Lời thề Đông Đô của CBGV được tuyên thệ tại Hội thề Đông Đô vào sáng ngày 1 tháng 9 hàng năm. Lời hứa danh dự của học sinh được đọc trang nghiêm tại Lễ chào cờ ngày Khai giảng hàng năm và tại Lễ chào cờ hàng tuần để nhắc nhở học sinh phấn đấu và rèn luyện.

Trường Đông Đô đã xây dựng khu văn hoá tâm linh có ý nghĩa linh thiêng trong giáo dục truyền thống cho các thế hệ cán bộ giáo viên và học sinh. Tại không gian văn hoá tâm linh đặc biệt này, hàng năm đã diễn ra các nghi lễ: Lễ tưởng niệm ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ dâng hương đầu xuân, Hội thề Đông Đô.. Đây là nơi lưu giữ và nuôi dưỡng các giá trị tinh thần cao quý của các thế hệ CBGV và học sinh, là nơi hội tụ tâm hồn Việt Nam, khí phách Việt Nam và khí thiêng sông núi đất Việt.

6.4. Sáng lập các bảo vật linh thiêng của Nhà trường.

Trong các dịp kỷ niệm năm chẵn thành lập trường, Nhà trường đã sáng lập các bảo vật linh thiêng, là những cột mốc đánh dấu từng chặng đường phát triển và là chỗ dựa tinh thần cho quá trình phát triển tiếp theo.

  • Năm 2006 nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập, Trường đã tổ chức đúc Đại hồng chung Đông Đô có chiều cao tổng thể 1,3m, đường kính đáy chuông 68cm, trọng lượng 224 kg, thành chuông được trang trí hoa văn đẹp mang dấu ấn 1000 năm văn hiến Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, quai chuông là hình 2 con rồng tượng trưng cho hào khí Thăng Long linh thiêng và Trường Đông Đô phát triển hưng thịnh. Đại hồng chung Đông Đô được đúc nguyên khối bằng đồng đen nguyên chất, do nghệ nhân Nguyễn Quân ở làng đúc đồng Ngũ Xã (Ba Đình, Hà Nội) thực hiện. Đại hồng chung Đông Đô được khánh thành ngày 7/5/2006 trong lễ kỷ niệm 15 năm thành lập trường.
  • Năm 2011 nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập, Nhà trường đã tổ chức đúc Trống đồng Đông Đô theo nguyên mẫu của trống đồng Ngọc Lũ với đường kính mặt trống 80cm, chiều cao: 82cm, trọng lượng 84,7kg. Thầy trò nhà trường đã tổ chức trang nghiêm lễ nhập linh trống đồng tại đền Đông Cổ thờ thần Đồng Cổ được xây dựng từ năm 1020 tại xóm Đông, phường An Thái (nay thuộc phố Thụy Khuê, phường Bưởi, quận Tây Hồ) và tổ chức rước trống đồng xung quanh Hồ Tây, sau đó rước về đặt trang trọng tại khu văn hóa tâm linh của Trường. Việc đúc trống đồng Đông Đô do nghệ nhân nổi tiếng bàn tay vàng Ngô Thị Đan (làng Ngũ Xã, Ba Đình, Hà Nội) thực hiện.

Trống đồng Đông Đô được khánh thành và thỉnh tiếng chuông đầu tiên tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Trường THPT Đông Đô (7/5/2011).

  • Năm 2016 nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập Trường THPT Đông Đô, nhà trường đã tổ chức chế tác Tượng Rồng Đông Đô mang khí thiêng của 1000 năm văn hiến Thăng Long, tượng trưng cho khát vọng vươn lên những đỉnh cao mới của Nhà trường trong công cuộc đổi mới, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam. Tượng Rồng được chế tác từ đá vân ngọc (có nguồn gốc ở Quỳ Hợp, Nghệ An) cao 3,42m, nặng 8 tấn. Việc tạc Tượng Rồng Đông Đô do Giám đốc Nguyễn Thế Hà và các nghệ nhân của Công ty chế tác đá mỹ nghệ Đông Đô ở Thị trấn Chúc Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội thực hiện.

Tượng Rồng Đông Đô đặt tại sảnh chính cổng vào trường và được khánh thành trong lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Trường ngày 14/5/2016.

Những bảo vật linh thiêng trên đây luôn nhắc nhở, thôi thúc CBGV và các thế hệ học sinh Đông Đô phải sáng tạo không ngừng, xây dựng Nhà trường phát triển vững mạnh.

 6.5. Xây dựng Bảo tàng 12 linh vật.

Sau nhiều năm chuẩn bị, ngày 20/11/2013 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Nhà trường đã khánh thành Bảo tàng 12 linh vật. Đây là một thiết chế giáo dục mới, là bảo tàng duy nhất thuộc loại này ở Việt Nam. Nhiệm vụ của bảo tàng là sưu tầm, trưng bày, giới thiệu và giáo dục cho các thế hệ học sinh về văn hóa dân tộc về giá trị văn hóa tâm linh của 12 linh vật trong văn hóa phương Đông (dân gian quen gọi là 12 con giáp). Số lượng các hiện vật được trưng bày tại bảo tàng tăng dần theo từng năm. Hiện nay đã có hơn 200 hiện vật gồm tranh, ảnh, tài liệu, tượng nghệ thuật rất phong phú đa dạng với nhiều chất liệu khác nhau (gốm, sứ, đồng, thủy tinh...).

Bảo tàng 12 linh vật được hình thành trên ý tưởng và sự đóng góp phần lớn hiện vật của TS. Võ Thế Quân, là kho báu mà các nhà giáo dục có thể khai thác để giáo dục truyền thống, văn hóa dân tộc, học tập và noi theo tấm gương của các danh nhân trong lịch sử, gợi mở nhiều bài học nhân văn, ý tưởng sáng tạo, nuôi dưỡng những hòai bão và ước mơ cao đẹp trong cuộc sống.

6.6. Tập san Đông Đô.

Trường Đông Đô là trường phổ thông duy nhất ở Việt Nam có tập san ra đều đặn 4 số/năm học từ năm 1991 đến nay. Sau 25 năm đã có 100 tập san được phát hành đến tay CBGV, phụ huynh và học sinh. Đây là ấn phẩm chứa đựng nhiều tâm huyết của các thầy giáo, cô giáo và các thế hệ học sinh; là diễn đàn về đổi mới giáo dục, là nơi cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho việc học tập của học sinh và độc giả nói chung. Các số Tập san Đông Đô đã góp phần lan tỏa ảnh hưởng của nhà trường đến xã hội.

TS. Võ Thế Quân là người sáng lập và là Trưởng ban biên tập Tập san Đông Đô trong suốt 25 năm qua đã dày công duy trì và nâng cao chất lượng của tập san trở thành ấn phẩm thân quen của các thế hệ CBGV và học sinh. Các thầy giáo, cô giáo đã có nhiều bài viết có giá trị cho tập san: ThS. Trần Gia Linh, NGƯT. Hồ Quang Diệu, NGƯT. Phan Kế Trần, PGS. Đặng Thanh Toán, Nhà giáo Nguyễn Quốc Bảo...

Tập san Đông Đô là sản phẩm văn hóa tinh thần đốc đáo của Trường PT Đông Đô góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng và phát triển văn hóa Đông Đô.     

6.7. Xây dựng các mục tiêu và các giá trị văn hoá học đường.

 

Từ năm 1991 đến năm 2016 nhà trường đã từng bước hoàn thiện các mục tiêu và các giá trị văn hóa học đường và được tổng kết thành 10 nguyên tắc vàng chỉ đạo sự phát triển của Nhà trường.

  • · Tất  cả  vì  chất  lượng  đào  tạo  toàn  diện Đức - Trí - Thể - Mỹ.
  • · Tôn  vinh  nhân  phẩm  và  tài  năng  nhà  giáo.
  • · Tôn  trọng  và  phát  triển  nhân  cách  học sinh.
  • · Cá thể hoá quá trình đào tạo.
  • · Đổi mới quyết liệt, hiệu quả về phương pháp dạy, phương pháp học, phương pháp giáo dục, phương pháp quản lý.
  • · Sự  phối  hợp giữa gia đình và nhà trường là nền tảng bồi dưỡng nhân cách học sinh.
  • · Kỷ  luật  và  Hợp  tác  là  sức  mạnh.
  • · Nền  nếp  quyết  định  chất  lượng.
  • · Ý  chí  quyết  định  thành  công.
  • · Sáng  tạo  quyết  định  tương  lai.

 

Từ năm 2001 Nhà trường đã đề ra và thực hiện có hiệu quả ba chiến lược phát triển:

  • Chiến lược xanh: Xây dựng CSVC hiện đại. Từng bước trang bị hiện đại đồng bộ các thiết bị dạy học và CSVC phục vụ dạy và học.
  • · Chiến lược đỏ: Xây dựng Hội đồng sư phạm ba thế hệ, thu hút tài năng và nhân tâm của các nhà giáo tâm huyết, tài năng. Lấy chất lượng hiệu quả công việc làm thước đo phẩm chất và năng lực của CBGV.

 · Chiến lược vàng: Xây dựng chất lượng đào tạo cao, đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học và phương pháp giáo dục; thường xuyên đổi mới quy trình đào tạo, đẩy mạnh giáo dục toàn diện: Đức - Trí - Thể - Mỹ.

Các mục tiêu và giá trị trên đây đã trở thành phương hướng hành động của mỗi CBGV và của tập thể sư phạm Nhà trường, là định hướng cho sự phát triển bền vững của Trường phổ thông Đông Đô.

Với tầm nhìn xa về xu thế phát triển hiện đại của giáo dục thế giới, đứng vững trên truyền thống giáo dục Việt Nam, luôn luôn năng động và sáng tạo đã tạo ra sức sống bền vững và sự hấp dẫn đặc biệt của Trường phổ thông Đông Đô, tạo ra chiều sâu giá trị về chất lượng đào tạo, tạo nên danh hiệu Đông Đô, dấu ấn Đông Đô, bản sắc Đông Đô, văn hoá Đông Đô.

Biểu trưng của Trường Đông Đô với quyển sách mở rộng - chân trời trí tuệ đang vẫy gọi thế hệ trẻ; hình ảnh Khuê Văn Các tượng trưng cho nền giáo dục lâu đời và nền văn hiến Việt Nam, trí tuệ Việt Nam, văn hiến Thăng Long; cành lá tre cách điệu tượng trưng cho phẩm chất kiên cường, sức sáng tạo, ý chí, khát vọng và bản lĩnh Việt Nam luôn vượt qua mọi khó khăn gian khổ vươn lên mãnh liệt trong cuộc sống. Biểu tượng đó đã trở thành hình ảnh thân thuộc, đặc trưng cho danh hiệu Trường phổ thông Đông Đô - điểm sáng của nền giáo dục Thủ đô và cả nước.

 Trường phổ thông Đông Đô - một ngôi trường luôn luôn năng động, sáng tạo và đi tiên phong trong sự nghiệp đổi mới giáo dục ở nước ta, xứng đáng với lời khen ngợi của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm khi về dự Lễ khai giảng năm học 2003-2004: Chúc Trường phổ thông Đông Đô ngày càng phát triển vững mạnh và phát huy bản sắc của Nhà trường là học thật, dạy thật, chất lượng thật; luôn luôn là lá cờ đầu trong các trường ngoài công lập.

IV. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ GIAI ĐOẠN 2016 - 2021.

Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam, Thầy và trò Nhà trường quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trong giai đoạn 2016-2021 hướng tới kỷ niệm 30 năm thành lập trường vào năm 2021:

1. Tiếp tục giữ  vững và tạo dấu ấn mới về chất lượng đào tạo.

 Phát huy những kết quả đã đạt được trong 25 năm qua, với đội ngũ giáo viên đầy nhiệt huyết, Trường trung học Đông Đô phấn đấu giữ vững và tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, tất cả vì chất lượng giáo dục toàn diện là phương châm hành động của tập thể cán bộ giáo viên. Đó là lẽ sống còn của Nhà trường. Con đường đi tới tương lai đã được khám phá và xây dựng vững chắc sẽ được mở rộng trong thời gian tới.

Trong thập niên thứ 2 của thế kỷ XXI (2011 - 2020) Nhà trường sẽ tập trung đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học, phương pháp giáo dục, phương pháp quản lý; dạy phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trên cơ sở đưa công nghệ thông tin vào Nhà trường, tiếp tục hoàn thiện qui trình đào tạo khoa học, hiện đại góp phần chấn hưng nền giáo dục Việt Nam.

Trong năm học 2016-2017 và các năm học tiếp theo tập trung thực hiện các nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục, dạy - học hiệu quả, xây dựng 10 thói quen tốt trong học sinh và cán bộ giáo viên. Thực hiện sáng tạo 10 Nguyên tắc vàng chỉ đạo hoạt động và phát triển của Trường phổ thông Đông Đô. 

Thực hiện có hiệu quả việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng Nhà trường văn hoá, Nhà giáo mẫu mực, Học sinh thanh lịch; đạt nhiều thành công mới trong phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, góp phần tôn tạo các di tích lịch sử tại phường Bưởi ( Đền Đồng Cổ và Đình An Thái ).

 2. Tiếp tục hiện đại hoá cơ sở vật chất phục vụ đào tạo.

 Trường phổ thông Đông Đô đã đi tiên phong trong lĩnh vực hiện đại hoá cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Trong giai đoạn mới Nhà trường sẽ tiếp tục đầu tư để thực hiện kế hoạch trang bị các phương tiện dạy học hiện đại, đưa công nghệ thông tin vào Nhà trường và từng bước nâng cấp phòng thí nghiệm Vật lý, Hoá - Sinh, nhằm nâng cao năng lực thực hành cho học sinh và tạo điều kiện đổi mới phương pháp dạy học  trên cơ sở sử dụng các thành tựu của công nghệ thông tin và kỹ thuật nghe nhìn.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của những năm học sắp tới là tiếp tục hoàn thiện và sử dụng có hiệu quả các phòng học bộ môn, Khu giáo dục thể chất hiện đại, Khu giáo dục nghệ thuật, Bảo tàng 12 linh vật, Thư viện,  đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của học sinh.

 3. Xây dựng Hội đồng sư phạm tâm huyết và có trình độ chuyên môn cao.

Tiếp tục kiện toàn Hội đồng sư phạm gồm 3 thế hệ các Nhà giáo cùng đồng tâm hiệp lực, cùng ý chí và hoài bão xây dựng một mô hình Nhà trường mới của nền giáo dục Việt Nam. Các Nhà giáo lão thành làm trụ cột về chuyên môn, các Nhà giáo tuổi trung niên làm lực lượng chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy và quản lý, các Nhà giáo trẻ năng động và sáng tạo là lực lượng xung kích trong việc thực hiện các nhiệm vụ mới. Mỗi CBGV phấn đấu, rèn luyện phong cách Nhà giáo Đông Đô mẫu mực, trở thành một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo cho các em học sinh; thực hiện tiết dạy hiệu quả chăm lo chu đáo đến từng học sinh.

 Tập thể cán bộ giáo viên Nhà trường quyết tâm thực hiện Lời thề thiêng liêng của cán bộ giáo viên Trường phổ thông Đông Đô tại Hội thề Đông Đô được tổ chức vào ngày 01/9 hàng năm. Hội đồng sư phạm tâm huyết, tài năng và ổn định là nhân tố quan trọng nhất đảm bảo sự phát triển liên tục và bền vững của Nhà trường.

 25 năm qua Thầy và trò Trường phổ thông Đông Đô đã vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, đã xây dựng thành công nền móng của một mô hình nhà trường mới phù hợp với quy luật phát triển giáo dục và đáp ứng đúng nhu cầu học tập rèn luyện của thế hệ trẻ trong sự nghiệp đổi mới làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Tập thể các nhà sư phạm tâm huyết, các bậc phụ huynh và các em học sinh Trường phổ thông Đông Đô cùng đồng tâm hiệp lực nâng cao chất lượng đào tạo, quyết tâm xây dựng Trường phổ thông Đông Đô tiên tiến, hiện đại, chất lượng cao, phát triển bền vững, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân quận Tây Hồ và Thủ đô Hà Nội.

 Với niềm tự hào và tin tưởng chúng ta vững vàng bước vào giai đoạn mới trong lịch sử phát triển của Nhà trường với trọng tâm đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, hoàn thiện mô hình Trường phổ thông Đông Đô. Đó chính là quyết tâm của Thầy, trò Trường THPT Đông Đô nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam, ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

TS.VÕ THẾ QUÂN

BÍ THƯ CHI BỘ, HIỆU TRƯỞNG