CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT ĐÔNG ĐÔ GIAI ĐOẠN 2016-2021

CHIẾN LƯỢC

PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT ĐÔNG ĐÔ

GIAI ĐOẠN 2016-2021

 

  1. Đặc điểm giai đoạn 2016-2021; thuận lợi, khó khăn.

              - Ngành giáo dục triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 01/11/2013 của BCH TW Đảng khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.

              - Từ năm học 2018-2019 bắt đầu triển khai thực hiện chương trình SGK mới theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội khóa XIII về đổi mới chương trình SGK phổ thông.

              - Xu hướng hội nhập quốc tế trong giáo dục ngày càng yêu cầu cao.

              - Trường THPT Đông Đô bước vào giai đoạn phát triển mới: năm 2016 kỷ  niệm 15 năm thành lập Trường, năm 2021 kỷ niệm 30 năm thành lập Trường.

              - Trường THPT Đông đã đạt được nhiều thành tích trong 25 năm qua, là một đơn vị giáo dục có uy tín và chất lượng trong hệ thống giáo dục Thủ đô là một trong những đơn vị dẫn đầu các trường ngoài công lập ở Hà Nội.

              - Trong những năm qua nhà trường liên tục được công nhận là Tập thể Lao động xuất sắc, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen (2014), được UBND TP Hà Nội tặng Cờ thi đua đơn vị xuất sắc (2013), được UBND TP Hà Nội tặng Bằng khen (2011,2016), được Bộ giáo dục và đào tạo tặng Bằng khen (2011,2016).

              - Đội ngũ cán bộ giáo viên 3 thế hệ tiếp tục được xây dựng và phát triển. Bên cạnh nhiều thầy cô lão thành, tâm huyết là các giáo viên trẻ nhiệt tình, được đào tạo bài bản trong các trường ĐHSP; tuy nhiên một bộ phận CBGV chưa hăng hái đổi mới phương pháp giảng dạy theo yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục.

              - Cơ sở vật chất của nhà trường được xây dựng và trang bị khá hiện đại, đầy đủ, phục vụ có hiệu quả việc dạy và học; tuy nhiên một số thiết bị đã cũ cần thay thế bổ sung. 

  1. Mục tiêu phát triển.
  2. Mục tiêu tổng quát.
  3. Mục tiêu lâu dài.

          Xây dựng Trường THPT Đông Đô Tiên tiến - Hiện đại - Chất lượng cao - Phát triển bền vững.

  1. 10 nguyên tắc vàng.

Để thực hiện hiệu quả mục tiêu lâu dài cần quán triệt 10 Nguyên tắc vàng trong tổ chức hoạt động của nhà trường. 10 Nguyên tắc vàng đã được đúc kết trong quá trình xây dựng, phát triển nhà trường 25 năm qua và là phương châm hành động trong  giai đoạn 2016-2021:

    • Tất cả vì  chất  l­ượng  đào  tạo  toàn  diện Đức - Trí - Thể - Mỹ.
    • Tôn vinh nhân  phẩm  và  tài  năng  nhà  giáo.
    • Tôn trọng và  phát  triển  nhân  cách  học sinh.
    • Cá thể hoá quá trình đào tạo.
    • Đổi mới quyết liệt, hiệu quả về ph­ương pháp dạy, ph­ương pháp học, ph­ương pháp giáo dục, ph­ương pháp quản lý.
    • Sự phối hợp giữa gia đình và nhà tr­ường là nền tảng bồi d­ưỡng nhân cách học sinh.
    • Kỷ luật và  Hợp  tác  là  sức  mạnh.
    • Nền nếp quyết  định  chất  l­ượng.
    • Ý chí quyết  định  thành  công.
    • Sáng tạo quyết  định  t­ương  lai.
    1. Ba chiến lược phát triển.

    Trong những năm qua Nhà trường đã kiên trì thực hiện 3 chiến lược phát triển nên đã đạt được những kết quả đáng tự hào.

    • Chiến l­ược xanh: Xây dựng CSVC hiện đại. Từng b­ước trang bị hiện đại đồng bộ các thiết bị dạy học và CSVC phục vụ dạy và học.
    • Chiến l­ược đỏ: Xây dựng Hội đồng sư­ phạm ba thế hệ, thu hút tài năng và nhân tâm của các nhà giáo tâm huyết, tài năng. Lấy chất lư­ợng hiệu quả công việc làm thư­ớc đo phẩm chất và năng lực của CBGV.
    • Chiến l­ược vàng: Xây dựng chất l­ượng đào tạo cao, đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy, ph­ương pháp học và ph­ương pháp giáo dục; th­ường xuyên đổi mới quy trình đào tạo, đẩy mạnh giáo dục toàn diện: Đức - Trí - Thể - Mỹ

        Trong giai đoạn 2016-2021 tiếp tục thực hiện có hiệu quả 3 chiến lược phát triển trên đây phù hợp với đặc điểm của giai đoạn này và yêu cầu đổi mới giáo dục của đất nước

  1. Các mục tiêu cụ thể giai đoạn 2016-2021.
  2. Về cơ sở vật chất:

          Tiếp tục duy trì CSVC hiện có, hàng năm có kế hoạch sửa chữa, đáp ứng, bổ sung thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại.

  1. Quy mô phát triển:

          - Trong 5 năm tới (2016-2021) tiếp tục thực hiện sỹ số lớp học theo mô hình lớp nhỏ (sỹ số khoảng 30hs/lớp).

          - Số lượng lớp từ 4 đến 6 lớp/khối lớp.

- Tổng số lớp hàng năm đạt 6 lớp/khối x 3 khối 10,11,12=tổng số lớp là 18 lớp.

- Tổng số học sinh hàng năm khoảng 450 đến 500 học sinh/năm học.

- Địa bàn tuyển sinh chủ yếu là học sinh thuộc khu vực quận Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm và học sinh trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh, thành trong cả nước.

- Tổ chức học bán trú cho học sinh (9 buổi/tuần).

  1. Về xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên:

Tiếp tục xây dựng HĐSP 3 thế hệ, đặc biệt tạo điều kiện để lực lượng giáo viên trẻ có cơ hội phát triển năng lực chuyên môn, bồi dưỡng phẩm chất, phong cách nhà giáo Đông Đô mẫu mực; tỉ lệ giáo viên trên chuẩn đạt 60 %, có đủ giáo viên được đào tạo chính quy ở tất cả các môn học. Số lượng CBGV từ 60-70 người.

  1. Tạo bước chuyển biến cơ bản về thực hiện 4 đổi mới về phương pháp dạy, phương pháp học, phương pháp giáo dục, phương pháp quản lý.

Đây là yếu tố quyết định để nâng cao chất lượng đào tạo, sẵn sàng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

  1. Từng bước mở rộng mục tiêu đào tạo, kết hợp dạy chương trình THPT với chương trình Trung cấp nghề để thực hiện có hiệu quả, định hướng nghề nghiệp và phân luồng sau THPT.

Phấn đấu đạt tỷ lệ tốt nghiệp THPT: 96-100%, đỗ ĐH, CĐ: 80%; 100% học sinh có bằng Trung cấp nghề và khoảng 20% học sinh sau tốt nghiệp bước vào cuộc sống lập nghiệp.

III. Các chủ trương và giải pháp cụ thể

  1. Mở rộng mục tiêu đào tạo

          Thực hiện chủ trương về định hướng nghề nghiệp và phân luồng cho học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông, Trường THPT Đông Đô mở rộng mục tiêu đào tạo:

Từ 2 mục tiêu:

          - Đào tạo chương trình THPT chuẩn bị cho học sinh thi Tốt nghiệp để có Bằng tốt nghiệp THPT.

          - Chuẩn bị kiến thức cho học sinh đỗ cao vào các trường ĐH, CĐ.

Đến 3 mục tiêu:

- Ngoài hai mục tiêu trên sẽ mở rộng thêm mục tiêu thứ 3: liên kết với các trường cao đẳng, trung cấp nghề đào tạo hệ trung cấp nghề để học sinh có thêm Bằng trung cấp nghề.

Với 3 mục tiêu trên (đỗ tốt nghiệp THPT, đỗ ĐH, CĐ và Trung cấp nghề) tạo điều kiện cho học sinh phân luồng sau tốt nghiệp THPT thuận lợi nhất, phù hợp với năng lực học sinh, sở trường của học sinh:

- Một bộ phận học tiếp lên ĐH, CĐ.

- Một bộ phận học tiếp lên các trường nghề bậc CĐ, ĐH.

- Một bộ phận học sinh bước vào cuộc sống tự lập với Bằng TC nghề. Sau này nếu có điều kiện và nguyện vọng các học sinh này vẫn có thể tiếp tục học lên hệ CĐ, ĐH nghề.

  • Với chủ trương này học sinh Trường THPT Đông Đô sẽ được nhận 2 bằng (song bằng) sau khi Tốt nghiệp: Bằng Tốt nghiệp THPT và Bằng Trung cấp nghề mà thời gian học tập không thay đổi, kinh phí học nghề do Nhà nước hỗ trợ.
  • Giải pháp cụ thể:
  1. Từ năm học 2016-2017 nhà trường liên kết với Trường CĐ nghề Nguyễn Trãi tổ chức cho học sinh lớp 10,11 học chương trình Trung cấp nghề (Lập trình máy tính, Chế biến món ăn).
  2. Từ năm học 2017-2018 liên kết với Trường TC y dược cộng đồng Hà Nội dạy nghề Thương mại điện tử, Tin học ứng dụng cho học sinh lớp 10.
  3. Tổ chức dạy chương trình Tin học nghề PT cho học sinh lớp 11 theo kế hoạch của Sở GD&ĐT, chuẩn bị chu đáo cho học sinh tham gia kỳ thi nghề PT do Sở GD&ĐT tổ chức vào KH I hàng năm.
  4. Tổ chức Câu lạc bộ khởi nghiệp sáng tạo nhằm giúp học sinh các kỹ năng cơ bản để khởi nghiệp, giáo dục ý thức hướng nghiệp cho học sinh.
  5. Hướng dẫn chu đáo cho học sinh lớp 12 chọn ngành, chọn trường phù hợp với năng lực, sở trường của từng học sinh.
  1. Thường xuyên đổi mới quá trình đào tạo.
  • Thực hiện phân tầng đào tạo toàn diện cho học sinh:

-  Tầng đào tạo kỹ năng cứng (kiến thức phổ thông cơ bản).

-  Tầng đào tạo kỹ năng mềm (kỹ năng thích ứng với cuộc sống hiện đại).

Xem sơ đồ Tổ chức Trường THPT Đông Đô

  1. Tầng đào tạo kỹ năng cứng

Nhiệm vụ này thực hiện thông qua các Tổ chuyên môn, giáo viên bộ môn, thực hiện theo chương trình môn học do Bộ GD&ĐT quy định.

          Trong quá trình thực hiện chương trình năm học cần thực hiện yêu cầu: tinh giảm, dạy phương pháp tự học, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Thực hiện quyết liệt việc đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

  1. Tầng đào tạo kỹ năng mềm

Nghiên cứu và triển khai việc thực hiện tổ chức các Câu lạc bộ kỹ năng.

  • Năm học 2016-2017 triển khai công tác chuẩn bị.
  • Năm học 2017-2018 chính thức thành lập và triển khai hoạt động các CLB kỹ năng.
  • Câu lạc bộ Tuổi trẻ với cuộc sống có nhiệm vụ:

+ Là diễn đàn để học sinh trao đổi, chia sẻ cỏc vấn đề về lý tưởng sống, tỡnh bạn, tỡnh yờu, kỹ năng ứng xử trong cuộc sống.

+ Cung cấp thụng tin, thực hiện giỏo dục giới tớnh và sức khỏe sinh sản vị thành niờn.

+ Tư vấn cỏc vấn đề về tõm lý tuổi trẻ học đường.

  • Câu lạc bộ Sức khỏe cộng đồng có nhiệm vụ:

+ Tổ chức các hoạt động giáo dục sức khỏe cho CBGV, học sinh.

+ Thành lập và tổ chức hoạt động các nhóm sở thích về TDTT.

+ Bồi d­ưỡng các đội tuyển về TDTT tham gia các giải thi đấu do Sở GD&ĐT Hà Nội và Sở Văn hóa-Thể thao Hà Nội tổ chức.

  • Câu lạc bộ Nghệ thuật có nhiệm vụ:

+ Tổ chức các hoạt động giáo dục nghệ thuật cho CBGV, học sinh.

+ Thành lập và tổ chức hoạt động các nhóm sở thích về nghệ thuật.

+ Bồi d­ưỡng các đội tuyển về văn nghệ tham gia các giải văn nghệ do Sở GD&ĐT Hà Nội và Sở Văn hóa-Thể thao Hà Nội tổ chức.

  • Câu lạc bộ Văn hóa dân gian có nhiệm vụ::

+ Tổ chức các hoạt động giáo dục văn hóa dân gian cho CBGV, học sinh.

+ Thành lập và tổ chức hoạt động các nhóm sở thích về văn hóa dân gian.

+ Bồi d­ưỡng các đội tuyển về văn hóa dân gian tham gia các giải văn hóa dân gian do Sở GD&ĐT Hà Nội và Sở Văn hóa-Thể thao Hà Nội tổ chức.

  • Câu lạc bộ Tiếng Anh có nhiệm vụ:

+ Tổ chức các hoạt động giáo dục Tiếng Anh cho CBGV, học sinh.

+ Tổ chức các  hoạt động giao l­ưu bằng Tiếng Anh (Ngày nói Tiếng Anh, Ngày hội Tiếng Anh…).

  • Câu lạc bộ Khát vọng Khoa học công nghệ có nhiệm vụ:

+ Tổ chức các hoạt động giáo dục về khoa học công nghệ trong học sinh

+ Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu về khoa học công nghệ trong giáo viên, học sinh.

+ Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (4.0).

  • Câu lạc bộ Khởi nghiệp sáng tạo có nhiệm vụ:

+ Tổ chức các hoạt động giáo dục h­ướng nghiệp cho học sinh.

+ Phối hợp với các trường Cao đẳng, Trung cấp nghề trong việc tổ chức dạy nghề hệ trung cấp cho học sinh.

+ Tổ chức dạy nghề phổ thông cho học sinh.

+ H­ướng dẫn các kỹ năng khởi nghiệp sáng tạo cho học sinh.

+ Hư­ớng dẫn đăng ký xét tuyển vào các tr­ường ĐH, CĐ

  1. Tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục kỹ năng sống và giáo dục đạo đức nhân cách cho học sinh.

          - Tiếp tục thực hiện và hoàn thiện chương trình giáo dục kỹ năng sống 2 tháng/tuần đã được thực hiện từ năm 2010.

- Chương trình giáo dục đạo đức, nhân cách: trọng tâm giáo dục đạo đức 5 giai đoạn, thực hiên 10 thói quen tốt của học sinh, rèn luyện tác phong thanh lịch của học sinh Đông Đô.

  1. Thực hiện quyết liệt hiệu quả 4 đổi mới về phương pháp giảng dạy, phương pháp học, phương pháp giáo dục, phương pháp quản lý.

Đổi mới ph­ương pháp dạy, ph­ương pháp học, ph­ương pháp giáo dục và phương pháp quản lý là nền tảng để nâng cao chất l­ượng đào tạo. Việc ứng dụng công nghệ thông tin đ­ược xem là b­ước đột phá để đổi mới phư­ơng pháp dạy học nên các thầy giáo, cô giáo cần thực hiện có hiệu quả. Tỷ lệ giáo án điện tử chiếm khoảng 30% các tiết dạy. Đặc biệt coi trọng việc phối hợp hài hoà giữa các ph­ương pháp giảng dạy truyền thống với các ph­ương pháp hiện đại để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy. Các Tổ bộ môn cần thư­ờng xuyên rút kinh nghiệm về ph­ương pháp cá thể hoá quá trình đào tạo, dạy học sát đối t­ượng, hư­ớng dẫn tự học cho học sinh.

Tiếp tục công tác giáo dục toàn diện cho học sinh, lấy giáo dục đạo đức nhân cách làm nền tảng để giáo dục văn hoá, thẩm mỹ và sức khoẻ là phương châm chỉ đạo trong công tác giáo dục học sinh.

  1. Thực hiện chủ trương hướng dẫn học sinh làm tập nghiờn cứu khoa học.

Từ năm 2003-2004 Nhà trư­ờng đã đề ra chủ tr­ương làm bài tập nghiên cứu cho học sinh nhằm giáo dục năng lực tự học và làm quen với ph­ương pháp nghiên cứu khoa học trong học sinh THPT. Chủ tr­ương này đã đạt đ­ược kết quả đáng khích lệ. Trên 700 học sinh đã tham gia nghiên cứu trên 400 đề tài trong 12 năm qua. Tập d­ượt NCKH đã trở thành một phong trào hấp dẫn trong học sinh. Qua thực hiện các đề tài khoa học các em đã học đ­ược những kỹ năng cơ bản về ph­ương pháp NCKH, rèn luyện năng lực tự học, tạo đ­ược hứng thú say mê học tập. Giải th­ưởng Búp sen xanh đ­ược hình thành từ năm 2006 đến nay đã tặng cho 177 đề tài nghiên cứu của các tập thể học sinh về các môn Văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD, Toán, Vật lý, Sinh học, Hoá học, Tiếng Anh, …

Trong giai đoạn 2016-2021 tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương này, chú ý nhiều hơn tới các môn khoa học thực nghiệm.

  1. Hoàn thiện quy trỡnh đào tạo 5 giai đoạn.

Ch­ương trình đào tạo trong năm học đ­ược chia thành 5 giai đoạn. Trong mỗi giai đoạn Nhà tr­ường tập trung giải quyết những phần trọng tâm trong ch­ương trình các môn học và tổ chức các kỳ thi nghiêm túc, chặt chẽ khi kết thúc giai đoạn. Qua mỗi kỳ thi giai đoạn nhà tr­ường có sự đánh giá kịp thời về chất l­ượng đào tạo và tìm những giải pháp phù hợp để nâng cao chất l­ượng học tập của học sinh. Sau mỗi giai đoạn Nhà tr­ường phân bố lại các lớp theo trình độ học tập của học sinh và xét chọn  học sinh xuất sắc trao Giải th­ưởng Đông Đô. Quy trình này đã tạo ra động lực bên trong của quá trình học tập ở mỗi học sinh, thúc đẩy các em tự giác học tập, tự hoàn thiện kiến thức của mình.

  1. Xõy dựng Hội đồng sư phạm 3 thế hệ.

Trong mỗi năm học Nhà tr­ường đã huy động các thầy giáo, cô giáo và cán bộ đến tham gia giảng dạy và làm công tác quản lý học sinh. Hội đồng s­ư phạm 3 thế hệ gồm các thầy giáo, cô giáo lão thành có nhiều đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp giáo dục của đất n­ước; các thầy giáo, cô giáo trung niên dầy dạn kinh nghiệm và các thầy giáo, cô giáo trẻ năng động sáng tạo. 

Từ năm 1991 đến nay Tr­ường phổ thông Đông Đô có hệ thống các thầy giáo, cô giáo chủ nhiệm chuyên trách, là các nhà sư­ phạm am hiểu tâm sinh lý học sinh, có kinh nghiệm trong giáo dục quản lý học sinh, vì vậy chất lư­ợng giáo dục đạo đức ngày càng đư­ợc nâng cao. Đây là một thế mạnh đặc biệt của Tr­ường phổ thông Đông Đô cần tiếp tục duy trì.

Nhà tr­ường thực hiện chế độ đãi ngộ thoả đáng, quan tâm chu đáo đến quyền lợi chính trị, quyền lợi tinh thần và vật chất của cán bộ giáo viên; vì vậy đã xây dựng đ­ược tập thể sư­ phạm đồng tâm hiệp lực vì sự nghiệp chung xây dựng Nhà tr­ường vững mạnh, xây dựng bản lĩnh và phong cách Nhà giáo Đông Đô mẫu mực.

  1. Phối hợp giỏo dục gia đỡnh và nhà trường.

Ban đại diện cha mẹ học sinh đã đóng góp nhiều ý kiến và kinh nghiệm quý báu vào công tác đào tạo của Nhà tr­ường. Nhà trư­ờng cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh tiếp tục phối hợp tổ chức Hội thảo về giáo dục con ngoan tạo sự đồng thuận cao giữa yêu cầu giáo dục cảu nhà tr­ường và gia đình. Giáo dục gia đình giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện, hình thành nhân cách ở từng em học sinh.

  1. Xõy dựng hệ thống chớnh trị cơ sở vững mạnh.

Tr­ường phổ thông Đông Đô là một trong những trư­ờng ngoài công lập đầu tiên đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh bao gồm: Chi bộ là hạt nhân lãnh đạo, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Khuyến học, Hội Chữ thập đỏ và các tổ chức xã hội khác.

Chi bộ Tr­ường phổ thông Đông Đô liên tục đ­ợc công nhận là Chi bộ trong sạch vững mạnh, năm 2009, 2012 đ­ược Quận uỷ Tây Hồ tuyên d­ương là một trong 6 Tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu của quận Tây Hồ. Công đoàn đã có nhiều hoạt động phong phú (tổ chức các phong trào thi đua và cuộc vận động Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm g­ương đạo đức, tự học và sáng tạo; góp phần quản lý chuyên môn, tổ chức các hoạt động du lịch…)  góp phần động viên CBGV hăng hái thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Nhà tr­ường. Công đoàn liên tục nhiều năm đ­ược công nhận là Công đoàn vững mạnh xuất sắc, đ­ược Công đoàn Giáo dục Việt Nam và Liên đoàn lao động TP Hà Nội tặng Bằng khen. Hội Cựu chiến binh Nhà tr­ường là Hội CCB đầu tiên trong các tr­ường học ở Hà Nội, đã góp phần quan trọng trong việc giáo dục truyền thống và giáo dục QP-AN cho học sinh. Hội CCB đã đ­ược Thành hội tặng Bằng khen và Quận hội CCB Tây Hồ tặng nhiều Giấy khen. Đoàn thanh niên Nhà trư­ờng đã có nhiều hoạt động sáng tạo phù hợp với lứa tuổi học sinh, thu hút đông đảo học sinh vào các hoạt động tập thể lành mạnh. Đoàn thanh niên đ­ược Thành đoàn tặng Bằng khen và tuyên d­ương là đơn vị xuất sắc.

Hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh của Nhà tr­ờng là đảm bảo vững chắc cho sự phát triển ổn định, lâu dài của Tr­ường phổ thông Đông Đô vì vậy cần tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội theo đúng chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức, phù hợp với hệ thống tổ chức của nhà trường (xem sơ đồ Tổ chức Trường THPT Đông Đô) và phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam.

  1. Xõy dựng văn hóa Đông Đô.

Ngay từ khi thành lập Trư­ờng năm 1991 Nhà tr­ường đã thống nhất quy định về trang phục và phong cách ứng xử của giáo viên, học sinh. Cách x­ưng hô chào hỏi giữa các thầy giáo, cô giáo; giữa các thầy, cô giáo với học sinh; giữa học sinh với các thầy, cô giáo; giữa học sinh với học sinh đã đ­ược quy định rất cụ thể nhằm tôn vinh vẻ đẹp văn hoá ứng xử thanh lịch, mô phạm trong nhà tr­ường. Tiếp tục tổ chức Hội thảo về ứng xử sư­ phạm ph­ương pháp giáo dục học sinh hàng năm là diễn đàn để các thầy giáo, cô giáo trao đổi, học hỏi kinh nghiệm bổ ích về ứng xử sư­ phạm trong quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh.

Năm 2005 Hội đồng sư­ phạm Nhà tr­ường đã thảo luận và thông qua tiêu chí về Phong cách Nhà giáo Đông Đô mẫu mực, năm 2009 Nhà tr­ường đã Quy định 10 thói quen tốt của CBGV. Đó là những Quy định về chuẩn mực hành vi sư­ phạm của nhà giáo, làm cơ sở cho sự phấn đấu rèn luyện của mỗi CBGV. Đó cũng là cơ sở tạo nên bầu không khí đầm ấm, chân thành, luôn quan tâm ủng hộ, giúp đỡ nhau của các thầy giáo, cô giáo và cán bộ nhà tr­ường. Ai cũng quan tâm đến công việc chung, coi nhà tr­ường là ngôi nhà thứ hai của mình, Hội đồng sư­ phạm là gia đình thứ hai của mình. Bầu không khí lao động sáng tạo đó đã nuôi d­ưỡng và động viên tinh thần lao động hăng say, nhiệt tình và trách nhiệm cao của CBGV, luôn quan tâm đến hiệu quả công việc của mình, mong muốn đóng góp nhiều hơn vào thành công chung của Nhà tr­ường vì vậy cần thực hiện có hiệu quả 10 thói quen tốt của CBGV và phong cách nhà giáo Đông Đô mẫu mực.

Trư­ờng THPT Đông Đô đã Quy định về trang phục và phong cách ứng xử thanh lịch của học sinh từ năm 1991. Năm 2009 đã ban hành Quy định về 10 thói quen tốt của học sinh Đông Đô và xây dựng, tổ chức thực hiện ch­ương trình môn Kỹ năng sống cho học sinh. Những việc làm này đã góp phần quan trọng vào việc giáo dục, hình thành nhân cách của học sinh.

Hội thề Đông Đô được tổ chức vào ngày 1/9 hàng năm đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh của Nhà trường; động viên, nhắc nhở CBGV, học sinh luôn rèn luyện phấn đấu: Tâm sáng Chí bền, Đồng lòng chung sức, Trung Hiếu vẹn toàn, xây dựng Trường THPT Đông Đô phát triển bền vững.

Các giá trị tinh thần luôn luôn có ý nghĩa lâu dài, bền vững, là những giá trị tôn vinh nhân cách mỗi ng­ười và trở thành tấm g­ương cho đồng nghiệp, có giá trị xã hội rộng lớn. Tr­ường Đông Đô đã hình thành một hệ thống các danh hiệu cao quý, các giải th­ưởng nhằm động viên, khen th­ưởng CBGV và học sinh nỗ lực vươn lên không ngừng trong giảng học, công tác và học tập: Danh hiệu, giải thưởng dành cho CBGV: Danh hiệu Nhà giáo tiên phong/Lao động giỏi; Giải thưởng Chu Văn An, Huy hiệu Bác Hồ; Giải thưởng dành cho học sinh: Giải thưởng Đông Đô, Giải thưởng Búp sen xanh, Giải thưởng Học sinh Đông Đô thanh lịch, Giải thưởng Lớp trưởng giỏi, Bí thư Chi đoàn giỏi, Đội trưởng Cờ đỏ giỏi, Học bổng Đông Đô, Học bổng Võ Thế Quân. Trong những năm tới tiếp tục duy trì và tôn vinh các danh hiệu cao quý và các giải thưởng của nhà trường.

  1. Tổ chức thực hiện
  2. Chiến lược phát triển giai đoạn 2016-2021 được xây dựng trên cơ sở: tham khảo ý kiến của Hội đồng đào tạo, cán bộ giáo viên; Hội đồng quản trị thảo luận và quyết định thông qua. Đây là văn bản chỉ đạo toàn bộ hoạt động của nhà trường giai đoạn 2016-2021.
  3. Hiệu trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển giai đoạn 2016-2021. Trong từng năm học căn cứ vào Chiến lược này và Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT Hà Nội, Hiệu trưởng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện.
  4. Tháng 8 hàng năm HĐQT xem xét kết quả thực hiện Chiến lược của năm học trước và thông qua các chủ trương, biện pháp của năm học mới để thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển giai đoạn 2016-2021.
  5. Trong quá trình tổ chức thực hiện HĐQT và BGH, HĐĐT nhà trường sẽ thường xuyên cập nhật yêu cầu về phát triển giáo dục của đất nước và tình hình của nhà trường để bổ sung hoàn chỉnh bản Chiến lược này.
  6. Tất cả CBGV nhà trường có nhiệm vụ thực hiện Chiến lược phát triển giai đoạn 2016-2021 có hiệu lực pháp lý từ ngày Chủ tịch HĐQT phê duyệt.

 

                                                                                                                             TM HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

                                                                                                                                         CHỦ TỊCH

 

                                                                                                                                                   Võ Thế Quân