10 NGUYÊN TẮC VÀNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG ĐÔNG ĐÔ

10 NGUYÊN TẮC VÀNG TRƯỜNG PHỔ THÔNG ĐÔNG ĐÔ - SỰ KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ TỐT ĐẸP CỦA TRUYỀN THỐNG TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO, TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC VIỆT NAM

Sau lập đông khoảng nửa tháng, vào tiết hanh heo nắng ấm trời se se lạnh, Nhà giáo, Nhà trường qua mùa khai giảng phấn khởi tưng bừng lại có một ngày hội lớn ấm áp nghĩa tình: Ngày Nhà giáo Việt Nam. Trước đây, vào ngày 20 tháng 11, nhà giáo Việt Nam chung vui, chia sẻ với các đồng nghiệp trên thế giới trong ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Từ năm 1982 trở lại đây, ngày 20 tháng 11 đối với Nhà giáo Việt Nam, đối với toàn dân Việt Nam đó cú một ý nghĩa đặc biệt, bởi theo Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chớnh phủ), ngày 20 - 11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam. Như vậy là đó 30 năm nay, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11 là ngày Nhà nước, toàn xã hội tri ân, tôn vinh nhà giáo - Người thầy.

Giáo dục đào tạo có vị trí, vai trò rất to lớn, quan trọng trong đời sống xã hội, trong sự phát triển tiến bộ của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia và của cả nhân loại. Giáo duc đào tạo là sản phẩm của sự phát triển lịch sử của xã hội loài người đồng thời cũng là một tác nhân, một động lực tạo nên sự tiến bộ, văn minh của con người.   Mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi thời đại đều đặt ra cho giáo dục đào tạo những yêu cầu to lớn.

Việt Nam có truyền thống trọng Đạo, trọng sự học, hiếu học. Từ thời các Vua Hùng cách đây hàng nghỡn năm đó cú cỏc trường học được mở ở nhiều nơi góp phần vào thời đại dựng nước, giữ nước đầu tiên của dân tộc hỡnh thành nền văn minh sớm nhất ở Việt Nam: Văn minh Sông Hồng. Trong suốt 1000 năm Bắc thuộc cùng với cuộc đấu tranh bền bỉ kiên cường chống ách thống trị đô hộ tàn bạo của các thế lực phong kiến phương Bắc, nhằm giành lại quyền tự chủ, độc lập; nhân dân các dân tộc Việt cũng phải bằng mọi cách chống lại chính sách đồng hóa thâm độc của kẻ thù, bảo vệ những giá trị văn hóa có bản sắc riêng của mình, đồng thời nâng cao lên, làm phong phú thêm những giá trị ấy bằng cách "Việt hóa" những yếu tố tích cực bên ngoài. Nền giáo dục cộng đồng, làng xóm, bản như một dòng chảy bất tận hun đúc tinh thần yêu nước, người dân Việt học để vươn lên làm người, bằng người.

Trong thời kỳ xây dựng và phát triển nhà nước độc lập thống nhất từ sau chiến thắng Bạch Đằng thế kỉ X đến cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX, sự nghiệp giáo dục - đào tạo đó có những đóng góp vô cùng to lớn vào công cuộc xây dựng đất nước và chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc. Các triều đại Lý (1009 - 1225), Trần (1225 - 1400), đặc biệt Lê sơ (1428 - 1527)… đó rất coi trọng sự học, đào tạo, tỡm người hiền tài giúp vua dựng nước, chăm dân đưa Đại Việt đến giai đoạn phát triển cực thịnh.

Trong thời kỳ có rất nhiều biến động lớn của xó hội giữa thế kỉ XIX rồi hiểm họa nghiêm trọng của chủ nghĩa thực dân Pháp đô hộ nước ta, đạo học, sự học vẫn tiếp nối truyền thống từ ngàn xưa. Vừa đánh giặc vừa bằng mọi cách học hỏi vươn lên , dân tộc ta đó vượt qua bao thử thách giành lại đất nước, giành lại quyền làm chủ, ngẩng cao đầu làm người. Thắng lợi của sự nghiệp đánh bại những kẻ thù tầm cỡ thế giới là thắng lợi của sự lónh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, của toàn dân tộc, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là thắng lợi của sự nghiệp giáo dục cách mạng từ những thế hệ trẻ năm học đầu tiên của nước Việt Nam mới khi nghe lời Bác Hồ dạy: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của cỏc em”.

Trong thời kỳ đất nước đổi mới, mở cửa, tích cực chủ động hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đó nhiều lần khẳng định vai trũ to lớn của sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế, quản lí giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí là khâu then chốt”. “Giáo dục là nền tảng động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xó hội”.

Hội nghị Trung ương 6 khóa XI (tháng 10 - 2012) đó kết luận : Giáo dục - đào tạo đó có những kết quả thành tựu rất có ý nghĩa, nhiều tiến bộ nhưng chưa xứng tầm quốc sách hàng đầu, cũn hạn chế, yếu kộm, nhất là về chất lượng, quản lý, cần phải thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện, đổi mới toàn bộ hệ thống giáo dục, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học…

Quan điểm của Đảng là “giáo dục con người là chiến lược của mọi chiến lược”, phải “nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lí tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, giáo dục đạo đức lối sống”, phải “xõy dựng những con người mới và thế hệ thanh thiếu niên thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập tự do và chủ nghĩa xó hội, cú đạo đức trong sáng, có nhân cách, ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Nhiệm vụ và vai trò của nhà giáo trước yêu cầu của Đảng, của cách mạng, trước xã hội và mong đợi của thế hệ trẻ thật quan trọng, nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang.

Ra đời trong công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước, cùng với sự đổi mới của nền giáo dục Việt Nam, Trường trung học phổ thụng Đông Đô (1991), Trường tiểu học Đông Đô (1993) đó vượt qua chặng đường hơn 20 năm đầy những thử thách, khó khăn, từng bước phát triển trưởng thành, trở thành một mô hỡnh giỏo dục mới, chất lượng cao trong hệ thống trường phổ thông Việt Nam, với những bài học kinh nghiệm quý báu được ngành giáo dục - đào tạo, được xó hội ghi nhận  Từ sự kế thừa và phát huy một cách sáng tạo truyền thống giáo dục, truyền thống Tôn Sư Trọng Đạo và hiếu học của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa, cùng với những quan điểm giáo dục cách mạng, khoa học của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày nay, kết hợp với thực tiễn hoạt động của nhà trường trong suốt hơn 20 năm qua, năm học 2012 - 2013 Trường Đông Đô đó đề ra 10 nguyên tắc vàng chỉ đạo hoạt động và phát triển của Trường:

1. Tất cả vì chất lượng đào tạo toàn diện Đức - Trí - Thể - Mỹ.

2. Tôn vinh nhân phẩm và tài năng nhà giáo.

3. Tụn trọng và phát triển nhân cách học sinh.

4. Cá thể hóa quá trình đào tạo.

5. Giáo dục sớm cho trẻ 0 - 6 tuổi khai mở tiềm năng trí tuệ và hình thành nhân cách tài năng.

6. Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường là nền tảng bồi dưỡng nhân cách học sinh.

7. Kỷ luật và hợp tác là sức mạnh.

8. Nền nếp quyết định chất lượng.

9. Ý chí quyết định thành công

10. Sáng tạo quyết định tương lai.

Mỗi một nguyên tắc trong 10 nguyên tắc vàng chỉ đạo hoạt động và phát triển của Trường phổ thông Đông Đô có một ý nghĩa, một vị trí riêng trong sự thống nhất, trong một cái chung tổng thể hướng tới một mục đích, mục tiêu chính trị chung trong hoạt động của nhà trường.

Nguyên tắc 1: Tất cả vì chất lượng đào tạo toàn diện Đức - Trí - Thể - Mỹ là nguyên tắc chủ đạo có tính chiến lược, quán xuyến, chính là mục tiêu chính trị của Trường phổ thông Đông Đô. Thực tế hiện nay có nhà trường chỉ tập trung vào việc học kiến thức, “lo dạy chữ” mà quên những mặt khác. Điều 23 Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua tháng 12 năm 1998 ghi rõ: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đó từng dạy: “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc rất quan trọng”. Nguyễn Trói đó khẳng định: “Nhân nghĩa là đạo đức cao nhất ở đời”. Dạy và học khó nhất là dạy và học để làm người, dạy và học về nhân nghĩa, nhân cách.

Nguyên tắc 2: Tôn vinh nhân phẩm và tài năng nhà giáo và nguyên tắc 3: Tôn trọng và phỏt triển nhân cách học sinh là hai nguyên tắc chỉ đạo, là phương châm cơ bản, là cái gốc tạo nên sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Hai nguyên tắc này đề cao hai yếu tố rất quan trọng, hai chủ thể, hai nhưng là một, tạo nên sức sống, trung tâm của mọi hoạt động của môi trường giáo dục. Có học trò phải có nhà giáo. Có nhà giáo thì học trò mới có chữ, có người chỉ bảo, dẫn dắt để thấy được đường đời, biết xây đắp hoài bão ước mơ, lý tưởng, thành người công dân hữu ích. Chủ tịch Hồ Chí Minh đó dạy: “Nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang”. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII nêu rừ: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và giáo viên phải được tôn vinh. Nhà giáo phải có đủ Đức - Tài”. Từ khi thành lập đến nay, Trường phổ thông Đông Đô rất coi trọng, đánh giá cao vai trò của các thầy giáo, cô giáo trong thành tích, thành công của nhà trường. TS. Võ Thế Quân- Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường, trong dịp khai giảng năm học 2012 - 2013, khi báo cáo về những thành công chủ yếu 21 năm qua, đó một lần nữa khẳng định: “Nhân tố quyết định thành công và sự hấp dẫn của Nhà trường là có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ cùng với quy trình đào tạo khoa học và hợp lý”.

Những danh hiệu cao quý Nhà giáo tiên phong, Lao động gương mẫu, Kỷ niệm chương Đông Đô, Giải thưởng Chu Văn An, Huy hiệu Bác Hồ…, cùng với sự chăm lo đời sống vật chất cũng như tinh thần của lónh đạo nhà trường đối với đội ngũ giáo viên, cán bộ viên chức của trường chính là sự tôn vinh nhân phẩm và tài năng nhà giáo Đông Đô có ý nghĩa sâu sắc, thiết thực, hiệu quả.

Nhóm các nguyên tắc 4, 5, 6 là những nguyên tắc có tính giải pháp, phương pháp giáo dục cơ bản vừa cập nhật, tiờn tiến, hiện đại vừa có tính kế thừa truyền thống. Cá thể hóa quá trỡnh đào tạo vừa giúp cho học sinh nâng cao khả năng tự lập, rèn kĩ năng tư duy độc lập trong học tập vừa đề cao vai trò trách nhiệm dẫn dắt của thầy cô giáo đối với sản phẩm của mình. Thực hiện những nguyên tắc này giúp cho nhà trường hoàn chỉnh một mô hình nhà trường: đào tạo từ trẻ ở độ tuổi mầm non lên tới hết trung học phổ thông. Những thế hệ học sinh được đào tạo, chăm sóc, theo theo dõi tốt sẽ giúp cho nhà trường, cho xã hội những bài học quý, kinh nghiệm hay trong giáo dục, trong sự phối hợp của nhà trường với phụ huynh, với toàn xã hội.

Nhóm các nguyên tắc 7, 8 ,9, 10 là phương châm phát triển có tính nguyên tắc định hướng và mở hướng cho mọi chủ trương biện pháp, giải pháp tạo nên thành công của nhà trường. Ở đây ta thấy rất rõ sự biện chứng, tính lôgich cao, tính khoa học và thực tiễn kinh nghiệm đó được khẳng định như chân lý, ở đây có sự thống nhất của ý thức, tư duy và hành động, làm rõ thêm, sáng thêm Lời thề Đông Đô của cán bộ giáo viên Trường phổ thông Đông Đô: Tâm sáng - Chí bền, Đồng lòng chung sức, Trung - Hiếu vẹn toàn, Quyết tâm xây dựng Trường phổ thông Đông Đô Tiên tiến – Hiện đại – Chất lượng cao – Phát triển bền vững.

Chào mừng 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20 - 11 - 1982 -  20 - 11 - 2012), Nhà giáo, Nhà trường, Ngành giáo dục có bao điều phấn khởi tự hào. Có thể khẳng định rằng trong lịch sử phát triển của giáo dục Việt Nam từ hàng ngàn năm nay chưa có thời nào mà Giáo dục - Đào tạo, Nhà giáo - Người thầy, Nhà trường lại được Nhà nước và xó hội quan tâm chăm lo, được đánh giá cao, được tôn vinh như ngày nay. Thành tích, thành công của giáo dục - đào tạo Việt Nam, của cả thầy giáo và học trũ của mọi cấp học, ngành học đều là niềm vui rất đáng tự hào. Kết quả của các cuộc thi quốc gia, thi trong nước rồi thi quốc tế, thi khu vực là minh chứng hùng hồn về trí tuệ Việt Nam, về công sức nỗ lực vươn lên của tuổi trẻ Việt Nam, của nhà giỏo Việt Nam. Thành tích, thành công là chủ yếu, là chính, nhưng giáo dục - đào tạo vẫn cũn nhiều hạn chế, những vấn đề gây nên bức xúc trong dư luận. Những vấn đề này có thể ở tầm vĩ mô, chiến lược cũng có thể là những chuyện xảy ra thường thấy trong nhà trường ở lứa tuổi học trũ như những vụ xô xát, bạo hành tuổi vị thành niên hoặc những sơ ý, sai sút trong giờ lờn lớp của thầy, của trò, rồi chuyện chạy lớp, chạy trường, học thêm, thi cử.  Làm thầy giáo thời nay rất khó, khó về tư duy giáo dục, khó vỡ những bất cập trong chương trỡnh, sách giáo khoa, tác động của xã hội nhất là mặt trái của kinh tế thị trường, của đời sống, của đồng lương hạn hẹp và thường xuyên, thường trực là từ chính một số cá biệt những học sinh chưa ngoan mà nhà giáo phải chăm lo dạy bảo… Chắc chắn rằng những cái khó này của nhà trường, nhà giáo, của ngành giáo dục - đào tạo sẽ sớm được tháo gỡ, được khắc phục với chủ trương Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam mà Đảng đề ra hiện nay.

Chào mừng ngày Nhà giỏo Việt Nam 20 - 11 - 2012 cũng là dịp chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập Trường Tiểu học Đông Đô, 22 năm thành lập Trường Phổ thông Đông Đô, phấn khởi, tự hào về những thành tích, thành công của Trường Đông Đô trong 21 năm qua.

Phấn khởi về sự phát triển ổn định và bền vững của Trường phổ thông Đông Đô, hãy tự hào là những nhà giáo, là cán bộ viên chức Trường Đông Đô. Mỗi cán bộ, giáo viên quyết tâm phấn đấu rèn luyện phong cách Nhà giáo Đông Đô mẫu mực, trở thành một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo, xõy dựng 10 thúi quen tốt của cán bộ giáo viên để mỗi  tiết dạy, mỗi giờ làm việc đều đạt hiệu quả thực chất và năng suất cao.

Hãy tự hào và phát huy danh hiệu Đông Đô, dấu ấn Đông Đô, bản sắc Đông Đô, văn hóa Đông Đô.

10 nguyên tắc vàng chỉ đạo hoạt động và phát triển của Trường phổ thông Đông Đô trong hơn 20 năm qua sẽ là cơ sở, là động lực, là kim chỉ nam để Trường phổ thông Đông Đô tiến lên những bước phát triển mới, những thành công mới, luôn là điểm sáng của nền giáo dục Thủ đô và của cả nước.

Nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 - 2012, xin kính chúc Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo và toàn thể cán bộ viên chức Nhà trường dồi dào sức khỏe, gia đình hạnh phúc; chúc các em học sinh noi gương hiếu học của các lớp người đi trước luôn là con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, có tài năng, chí lớn, thành đạt; kính chúc các bậc cha mẹ học sinh sức khỏe và luôn luôn phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục và quản lý học sinh.

NGƯT. Phan Kế Trần